Giá Lúa Gạo Giảm

Giá nhiều loại lúa gạo tại ĐBSCL hiện đã giảm khoảng 100 - 300 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tuần. Tại TP Cần Thơ và các tỉnh: Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu…, giá lúa tươi IR50404 thương lái mua tại ruộng từ 4.300-4.450 đồng/kg nay chỉ còn 4.000 - 4.200 đồng/kg; nhiều loại lúa tươi hạt dài (OM 6976, OM 2517, OM 5451…) từ 4.800 - 5.000 đồng/kg giảm xuống còn 4.500 - 4.700 đồng/kg. Trong khi đó, giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện nhiều doanh nghiệp chế biến gạo xuất khẩu thu mua chỉ ở mức 7.000 - 7.200 đồng/kg; gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.600 – 6.800 đồng/kg.
Theo nhiều tiểu thương kinh doanh lúa gạo, giá nhiều loại lúa gạo giảm do nguồn cung lúa gạo hàng hóa trên thị trường đang tăng so với trước khi nhiều địa phương ĐBSCL bắt đầu vào vụ thu hoạch lúa thu đông 2013. Tuy nhiên, hoạt động thu mua lúa gạo của nhiều doanh nghiệp còn chậm và mức giá doanh nghiệp đưa ra giảm, nhất là khi doanh nghiệp đã kết thúc mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo trong vụ hè thu 2013.
Có thể bạn quan tâm

Theo Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, tính đến ngày 15/01/2015 toàn bộ các nhà máy đường đã vào sản xuất niên vụ 2014-2015, các nhà máy đã ép được 5.618.900 tấn mía, sản xuất được 505.950 tấn đường. So với cùng kỳ năm trước, lượng mía ép giảm 1.359.100 tấn, lượng đường giảm 97.650 tấn.

Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 21,82% tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này. Xuất khẩu thủy sản sang thị trường này trong năm 2014 đạt 1,709 tỷ USD, tăng 17,29% so với năm 2013.

Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 859 triệu USD, giảm 11,8%; thuỷ sản ước đạt 412 triệu USD, giảm 25,6%; lâm sản chính ước đạt 520 triệu USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2014, Trung Quốc tiếp tục là thị trường XK gạo lớn nhất của Việt Nam với 30,16% thị phần. Khối lượng gạo XK sang thị trường này trong năm 2014 đạt 2,018 triệu tấn với giá trị đạt 891 triệu USD, giảm 6,08% về lượng và 1% về giá trị.

Theo Quyết định này, Nhà nước có nhiệm vụ định hướng, khuyến khích xây dựng vùng nguyên liệu đồng thời có chính sách ưu đãi để tạo động lực thúc đẩy mở rộng quy mô vùng nguyên liệu; Chia sẻ rủi ro và hài hòa lợi ích giữa thương nhân và nông dân; gắn kết lợi ích với trách nhiệm của các bên trong quan hệ liên kết.