Giá khoai tăng, ổi lê giảm
Theo Trạm Bảo vệ thực vật huyện Châu Thành, khoảng tháng 7 - 8, người dân trồng khoai lang thuộc địa bàn các xã Phú Long, Hòa Tân, Tân Phú lao đao vì giá khoai lang tím Nhật xuống mức thấp chỉ còn 150.000 đồng/tạ, khoai trắng chỉ còn 350.000 đồng/tạ, khoai sữa 300.000 đồng/tạ.
Với mức giá này, người dân buộc phải “bán đổ, bán tháo” để mong bù lại một phần công sức.
Một số hộ dân không dám thu hoạch vì sợ mất giá nên neo khoai lại trên đồng.
Nguyên nhân khoai mất giá được lý giải là do vào thời điểm trên phần lớn diện tích khoai đang thu hoạch rộ nên “cung vượt cầu”.
Đa số người trồng khoai đều phải trông chờ vào thương lái.
Hiện tại, khoai bán được giá cao phần lớn là các ruộng neo chờ giá của vụ thu đông còn khoảng 50ha.
Số diện tích khoai đang xuống giống mới cho vụ đông xuân khoảng 120ha.
Hiện khoai lang tím Nhật giá 830.000 đồng/tạ; khoai trắng 400.000 đồng/tạ, khoai sữa 320.000 đồng/tạ.
Tỷ lệ thuận với giá là năng suất khoai cũng được nâng lên.
Cụ thể, khoai lang tím Nhật đạt mức 25 tạ/công; khoai lang sữa đạt 65 tạ/công; khoai lang trắng đạt 70 – 75 tạ/công.
Với mức giá và năng suất như hiện tại, người dân có lời hơn 10 triệu đồng/công.
Mặc dù giá tăng mạnh nhưng nông dân vẫn không còn nhiều khoai để cung ứng cho thị trường.
Chất lượng khoai lang Châu Thành luôn đảm bảo do người dân đã khống chế được các loại dịch bệnh gây hại, mà đối tượng chính là sâu đục củ.
Theo nhiều hộ trồng khoai thuộc địa bàn xã Phú Long, huyện Châu Thành, nguyên nhân giá khoai tăng lên những ngày qua là do nhu cầu của thị trường xuất khẩu đang tăng nên thương lái gom hàng mạnh.
Bên cạnh đó, đa số diện tích chỉ vào thời điểm trồng mới, còn sản lượng khoai đủ ngày thu hoạch thì không còn nhiều.
Mức giá tăng này được xác định là cao nhất trong những năm qua và sẽ được giữ nguyên đến thời điểm Tết Nguyên đán 2016.
Cùng thời điểm hiện tại, giá ổi lê Đài Loan của người dân thuộc huyện Châu Thành giảm chỉ còn 3.000 - 3.200 đồng/kg.
Với mức giá thấp, người dân trồng ổi chủ yếu mong bán được hàng để lấy lại vốn.
Hiện toàn huyện Châu Thành có hơn 269ha diện tích trồng ổi lê Đài Loan.
Tập trung nhiều tại các xã: An Nhơn, An Phú Thuận, Phú Hựu.
Theo nhiều hộ dân trồng ổi thuộc ấp An Hòa, xã An Nhơn, vào thời điểm tháng 8 âm lịch, giá ổi lê Đài Loan luôn giữ mức 7.500 – 8.000 đồng/kg nhưng đến nay mức giá chỉ còn bằng 50%.
Nguyên nhân khiến ổi rớt giá là do thị trường tiêu thụ tại các tỉnh miền Đông Nam bộ và khu vực phía Bắc đang chậm, cùng với đó là các diện tích đang vào thời điểm thu hoạch rộ nên “cung vượt cầu”.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, do làm lúa lợi nhuận thấp, nhiều nơi đã chuyển đổi 1 hoặc 2 vụ trồng lúa sang trồng màu các loại như bắp, đậu nành, mè… Dưới đây là một số biện pháp cải tạo đất sau khi trồng màu để trồng lúa thu đông có hiệu quả.

Do nghề trồng lúa gặp nhiều khó khăn, thu nhập bấp bênh nên nhiều nông dân An Giang đã chuyển đổi sang trồng đậu bắp Nhật trên đất lúa, thu được hiệu quả cao.

Với kinh nghiệm 15 năm về nuôi và kinh doanh cá nước ngọt, mới đây anh Trần Danh Tựa, thôn 1, xã Trà Tân, huyện Đức Linh (Bình Thuận) đã thực hiện thành công mô hình ương giống cá rô phi đơn tính, mang lại lợi nhuận khá cao...

Anh là người tiên phong, cũng là người giúp nông dân trong xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) nhân rộng mô hình nuôi dông (kỳ nhông) trên cát. Anh là Phạm Khắc Bảo (25 tuổi, thôn Hải Triều, xã Cam Hải Đông) chủ một trại nuôi dông có giá trị lên đến cả tỷ đồng.

Tình trạng đình trệ thi công nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học tại Phú Thọ đang khiến hàng trăm hộ nông dân của vùng nguyên liệu trồng sắn rơi vào cảnh bấp bênh khi thiếu đầu ra tiêu thụ.