Giá Hồ Tiêu Tăng Nhẹ

Theo thông tin từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương, giá hồ tiêu những ngày gần đây trên thị trường các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ dao động ở mức 146.000 - 150.000 đồng/kg, tăng khoảng 20.000 đồng/kg so với tháng 9/2013.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), lượng hồ tiêu tồn kho vào những tháng cuối năm 2013 còn ít, trong khi sản lượng của năm 2014 được dự báo tăng không nhiều, mặt khác nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu trên thị trường ổn định, thậm chí có thể tăng lên, nên giá sản phầm này trong năm nay vẫn ở mức cao.
Trong những năm qua lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam đứng đầu khi chiếm hơn 50% lượng hồ tiêu xuất khẩu toàn cầu mỗi năm nên Việt Nam có khả năng tham gia bình ổn thị trường, giá cả nếu có sự thống nhất giữa các doanh nghiệp xuất khẩu , người trồng hồ tiêu.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng tiêu xuất khẩu năm 2013 đạt giá trị 901 triệu USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2012. Hiện nay, Hoa Kỳ và Đức vẫn là hai thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam với khoảng gần 30% thị phần.
Hiện diện tích trồng hồ tiêu của Việt Nam vào khoảng 60.000 ha. Những tỉnh có thế mạnh về hồ tiêu là các tỉnh Đông Nam Bộ chiếm hơn 50% diện tích, Tây Nguyên là hơn 31% diện tích cả nước, tiếp đến là các tỉnh miền Trung.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, cộng với nguồn thức ăn sẵn có tại chỗ nên thời gian qua, nghề nuôi cá bớp trong lồng bè ở đảo Hòn Chuối, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Từ đầu năm đến nay, toàn xã Hàm Chính (Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận) trồng mới 5,78ha thanh long, nâng tổng số diện tích thanh long toàn xã lên hơn 928ha. Thời điểm này, bệnh đốm nâu trên cây thanh long xuất hiện trở lại nên bà con đang tích cực phòng trừ. Mới đây, trên địa bàn xã đã thực hiện 50 điểm xử lý bệnh đốm nâu ủ bằng chế phẩm BIO-ADB và 20 điểm xử lý bằng vôi.

Hợp tác xã (HTX) Tôm Nhị Mỹ (Đồng Tháp) có 52 thành viên, bước đầu HTX huy động vốn điều lệ được trên 100 triệu đồng, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực liên kết sản xuất và tiêu thụ tôm, dịch vụ cung cấp con giống và dịch vụ cung cấp thức ăn, thuốc thú y.

Tình trạng nắng nóng kéo dài liên tục trong thời gian qua đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng thủy sản, khiến một số diện tích nuôi tôm vụ 2 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa bị thất thu. Chỉ tính riêng trong tháng 6, toàn tỉnh có gần 80ha tôm nuôi bị thiệt hại hoàn toàn.

“Trong tương lai, Lào Cai sẽ hình thành vùng chuyên canh sản xuất cá đặc sản khi nhu cầu tăng mạnh từ lĩnh vực du lịch phát triển” - đó là nhận định của ông Trần Minh Sáng, Giám đốc Trung tâm Thủy sản tỉnh.