Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Heo Tăng Kỷ Lục, Nông Dân Mừng

Giá Heo Tăng Kỷ Lục, Nông Dân Mừng
Ngày đăng: 30/05/2014

Sau nhiều năm thua lỗ liên tục vì giá heo hơi thấp, nhiều người nuôi phải giảm hoặc bỏ đàn. Gần đây, giá heo hơi nhích lên dần và đang ở mức 53 - 54 ngàn đồng/kg, cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Các hộ chăn nuôi rất phấn khởi và đang dần tăng đàn trở lại.

Anh Nguyễn Trung Quang, chủ trang trại chăn nuôi heo ở xã Xuân Thành (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai), cho biết: “Từ trước tết đến nay, giá heo hơi liên tục tăng lên. Trước tết, chỉ 47 ngàn đồng/kg, sau đó tăng lên 50 ngàn đồng/kg và gần đây giá đã tăng lên 54 ngàn đồng/kg. Với mức giá như này, người nuôi heo có thể lời từ 1 triệu đồng đến 1,2 triệu đồng/con có trọng lượng 100 kg”.

Hiện nay, heo hơi loại 1 nuôi tại các trại lớn được mua với giá 54 ngàn đồng/kg. Tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, đường sá khó khăn, heo hơi loại 1 được mua thấp hơn từ 1-2 ngàn đồng/kg do phải trừ chi phí thu gom, vận chuyển và chất lượng heo không đồng đều. Heo hơi loại 2 cũng chạm mức 50 ngàn đồng. Giá heo tăng mạnh những ngày qua là do đàn heo trong dân giảm vì thua lỗ từ mấy tháng trước, trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước vẫn ổn định.

Thực tế, nhiều hộ chăn nuôi đã tái đàn, tăng đàn và có nơi tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại. Tuy vậy, một số người có kinh nghiệm khuyến cáo, người dân nên cân nhắc kỹ việc tăng đàn, tổ chức chăn nuôi thật tốt để đảm bảo chất lượng đàn heo cung cấp cho thị trường, thay vì ồ ạt mở rộng chăn nuôi với rủi ro cao.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Bước Đầu Của “Cánh Đồng Một Giống” Hiệu Quả Bước Đầu Của “Cánh Đồng Một Giống”

Với việc sản xuất tập trung, sử dụng một loại giống lúa, cùng áp dụng một biện pháp canh tác, những mô hình “cánh đồng một giống” được triển khai trong vụ xuân năm 2013 tại huyện Phú Bình đã đem lại hiệu quả rõ rệt, từng bước làm thay đổi tập quán canh tác của người nông dân, mở ra hướng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, từ đó tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.

14/06/2013
Thâm Canh Sản Xuất Lúa Nước Ở Xã Phước Thắng Thâm Canh Sản Xuất Lúa Nước Ở Xã Phước Thắng

Được sự hỗ trợ của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, từ tháng 4-2012, xã Phước Thắng (Bác Ái) đã triển khai mô hình thâm canh sản xuất lúa nước trên diện tích 20 ha, với sự tham gia của 25 hộ dân. Sau 2 vụ sản xuất, đến nay các hộ dân đã thay đổi được tập quán canh tác lạc hậu, cây lúa cho năng suất, hiệu quả khá, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

14/06/2013
Mô Hình Nuôi Gà Sao Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Vị Xuyên Mô Hình Nuôi Gà Sao Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Vị Xuyên

Một trong những hộ gia đình mạnh dạn đầu tư nuôi gà sao đạt hiệu quả kinh tế cao ở Hà Giang là gia đình chị Nguyễn Thị Oanh tổ 15 - thị trấn Vị Xuyên.

14/06/2013
Trồng Cam Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trồng Cam Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Theo quốc lộ 14 đi thành phố Buôn Ma thuột, cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 20 km chúng tôi ghé vào thôn 11 xã Nâm Njang thăm một gia đình nông dân sản xuất giỏi - anh Hoàng Quốc Hùng.

14/06/2013
Nuôi Heo Rừng Sinh Sản - Hướng Đi Mới Cho Nhiều Nông Dân Nuôi Heo Rừng Sinh Sản - Hướng Đi Mới Cho Nhiều Nông Dân

Mô hình kinh tế trồng rừng và nuôi heo rừng sinh sản của gia đình chị Đoàn Thị Thanh Hải và anh Võ Ngọc Thương ở vùng đồi núi cao huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam dù là một hướng thử nghiệm mới nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho nhiều nông dân tại địa phương phát triển kinh tế trang trại.

14/06/2013