Giá Heo Tăng Kỷ Lục, Nông Dân Mừng

Sau nhiều năm thua lỗ liên tục vì giá heo hơi thấp, nhiều người nuôi phải giảm hoặc bỏ đàn. Gần đây, giá heo hơi nhích lên dần và đang ở mức 53 - 54 ngàn đồng/kg, cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Các hộ chăn nuôi rất phấn khởi và đang dần tăng đàn trở lại.
Anh Nguyễn Trung Quang, chủ trang trại chăn nuôi heo ở xã Xuân Thành (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai), cho biết: “Từ trước tết đến nay, giá heo hơi liên tục tăng lên. Trước tết, chỉ 47 ngàn đồng/kg, sau đó tăng lên 50 ngàn đồng/kg và gần đây giá đã tăng lên 54 ngàn đồng/kg. Với mức giá như này, người nuôi heo có thể lời từ 1 triệu đồng đến 1,2 triệu đồng/con có trọng lượng 100 kg”.
Hiện nay, heo hơi loại 1 nuôi tại các trại lớn được mua với giá 54 ngàn đồng/kg. Tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, đường sá khó khăn, heo hơi loại 1 được mua thấp hơn từ 1-2 ngàn đồng/kg do phải trừ chi phí thu gom, vận chuyển và chất lượng heo không đồng đều. Heo hơi loại 2 cũng chạm mức 50 ngàn đồng. Giá heo tăng mạnh những ngày qua là do đàn heo trong dân giảm vì thua lỗ từ mấy tháng trước, trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước vẫn ổn định.
Thực tế, nhiều hộ chăn nuôi đã tái đàn, tăng đàn và có nơi tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại. Tuy vậy, một số người có kinh nghiệm khuyến cáo, người dân nên cân nhắc kỹ việc tăng đàn, tổ chức chăn nuôi thật tốt để đảm bảo chất lượng đàn heo cung cấp cho thị trường, thay vì ồ ạt mở rộng chăn nuôi với rủi ro cao.
Có thể bạn quan tâm

Huyện biên giới Sông Mã, tỉnh Sơn La đang được biết đến là vùng nuôi ba ba gai với khoảng 400 hộ gia đình hiện đang nuôi trồng trên tổng diện tích 11 ha. Bình quân diện tích ao nuôi của mỗi hộ có quy mô từ 100 m2 - 5.000 m2. Hằng năm cung ứng ra thị trường chủ yếu là các tỉnh, thành miền xuôi khoảng 40.000 con giống, trên 2,5 tấn ba ba thương phẩm.

Sau thất bại từ việc nuôi chuyên canh tôm sú từ 10 năm trước, người dân ven phá Cầu Hai, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) chuyển sang nuôi tôm xen cua, cá nước lợ và đã phát huy hiệu quả.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 cơ sở thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III được phép nuôi gia hóa đàn tôm thẻ chân trắng bố mẹ F1-VN phục vụ cho công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, đó là Trung tâm Tư vấn sản xuất - Dịch vụ khoa học công nghệ thủy sản và Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Trung.

Cải tạo ao đầm là một trong những khâu quan trọng trong nuôi tôm. Hiện đang bước vào mùa cải tạo, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Năm Căn (Cà Mau) đồng loạt sên, vét vuông nuôi, chuẩn bị cho mùa vụ nuôi tôm 2014. Công tác cải tạo vuông nuôi gắn với bảo vệ môi trường cũng được các ngành chức năng, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm.

So với Thái Lan, Malaysia, Indonesia, nghề khai thác yến ở Việt Nam còn rất non trẻ (xuất hiện từ đầu những năm 2000), nhưng tổ yến Việt Nam lại được đánh giá cao trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, sự hỗn tạp trên thị trường yến đang tác động tiêu cực đến nghề khai thác yến ở Việt Nam.