Giá Heo Hơi Tiếp Tục Nhích Lên

Giá heo hơi tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL hiện tăng thêm khoảng 1.000-3.000 đồng/kg so với cách nay hơn 2 tuần.
Tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh như Hậu Giang, Vĩnh Long… heo hơi loại tốt đang ở mức 53.000-53.500 đồng/kg; tại Bến Tre, Tiền Giang và Long An heo hơi loại tốt có giá tới 54.000-55.000 đồng/kg, đây là mức giá cao nhất trong nhiều tháng qua.
Theo nhiều doanh nghiệp và tiểu thương kinh doanh thịt heo, giá heo hơi nhích lên do gần đây chi phí đầu vào phục vụ chăn nuôi heo tiếp tục tăng cao, trong khi đó nguồn cung heo giảm so với trước do nhiều hộ nuôi heo bị lỗ đã nghỉ nuôi; đàn heo tại một số địa phương giảm do ảnh hưởng dịch bệnh. Ngoài ra, thời gian qua do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang sử dụng thịt heo.
Theo đà tăng của giá heo hơi, hiện giá bán lẻ nhiều loại thịt heo trên thị trường cũng tăng 3.000-4.000 đồng/kg so với tháng trước. Tại các siêu thị và chợ ở quận Ninh Kiều, giá thịt heo ba rọi ở mức 88.000-90.000 đồng/kg; nạc đùi 99.000-101.000 đồng/kg; sườn bẹ 126.000-127.000 đồng/kg…
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, nhiều người nông dân (ND) ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bỏ công nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều loại nông sản “độc”, lạ để bán trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, những “nhà khoa học chân đất” này đã gặp không ít trở ngại về bản quyền.

Tại hội thảo, một số nhà khoa học đánh giá cao dự án phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên song cho rằng cần phải hết sức “bình tĩnh” khi phát triển loại cây này. Theo giáo sư Hoàng Hòe, người đầu tiên đề xuất trồng cây mắc ca, thế giới đã phát triển cây mắc ca trong 50 năm qua với 10 nước tham gia nhưng đến nay, diện tích chỉ đạt khoảng 80.000 ha.

Những ngày cuối năm, nông dân làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP. Hội An, Quảng Nam) tất bật chăm bón rau màu chuẩn bị thu hoạch cung ứng cho thị trường vào dịp tết. Trung bình mỗi ngày làng rau này xuất bán 2 tấn rau các loại cho các chợ và siêu thị lớn tại miền Trung.

Bộ NNPTNT và ngành chức năng đã chính thức cho phép đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2015. Đây là cơ hội mới cho ngành nông nghiệp, nông dân tăng sản lượng, hạn chế sâu bệnh trên các cây trồng, đặc biệt là ngô. Từ số báo này, trên số ra thứ 5 hàng tuần, Báo NTNN mở chuyên mục “Nông dân với cây trồng biến đối gen” nhằm cung cấp mọi khía cạnh về loại cây này đến với bạn đọc, bà con nông dân.

“Đa phần nông dân vùng ven Tuy Hòa này đều trông vào mấy chậu hoa để kiếm chút tết. Đất đai ngày càng hiếm. Nhu cầu cất nhà nhiều quá, đẩy giá đất lên, nhiều bà con cứ cắt đất sản xuất để bán ăn dần. Thành ra nông dân “tay không”, phải đi thuê đất trồng hoa, làm chỉ có huề vốn. Vì vậy, thấy đất bằng mà bỏ không nhiều năm, bà con đánh liều rủ nhau… làm đại!” - bà Thái Thị An ở khu phố Ninh Tịnh 5, phường 9, cho hay.