Gia hạn thời gian cho vay mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2014-2015

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, không hỗ trợ lãi suất trong thời gian gia hạn từ ngày 1/9/2015 đến hết ngày 31/10/2015.
Các Bộ, cơ quan Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện theo quy định.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo trong vụ Đông Xuân năm 2014-2015 ở Đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 1/3/2015 đến hết ngày 15/4/2015.
Triển khai kế hoạch mua tạm trữ gạo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã giao 20 ngân hàng thương mại cho vay mua tạm trữ thóc, gạo trong thời gian tối đa 6 tháng kể từ ngày mua tạm trữ đến hết ngày 31/8/2015. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua thóc, gạo tạm trữ với thời gian hỗ trợ lãi suất tối đa là 4 tháng kể từ ngày mua tạm trữ đến hết ngày 30/6/2015.
Theo đúng kế hoạch, tính đến ngày 15/4, việc mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ Đông Xuân 2014 - 2015 đã đạt kế hoạch đề ra. Trước thực trạng xuất khẩu gạo đang gặp không ít khó khăn, thì đây là một giải pháp cấp bách nhằm hỗ trợ thị trường cũng như góp phần bảo đảm cho nông dân có thu nhập ổn định.
Kế hoạch thu mua tạm trữ là một trong những phương thức hỗ trợ người nông dân tiêu thụ được lúa gạo với giá ổn định, phần nào giúp nông dân yên tâm sản xuất. Nhờ chủ động triển khai kế hoạch thu mua lúa gạo tạm trữ năm nay, nhìn chung giá lúa gạo tại các tỉnh, thành trong khu vực đều tăng.
Có thể bạn quan tâm

Nghề làm nhang (hương) tại xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) đã tồn tại từ rất lâu. Nhưng trước đây do người dân chủ yếu sản xuất bằng phương pháp thủ công nên năng suất thấp, cuộc sống người làm nhang cũng vì thế mà không ổn định.

Ông Lê Thanh Triều, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện U Minh, tỉnh Cà Mau cho biết người dân trong huyện rất phấn khởi vì trúng mùa cá đồng, kèm theo đó là giá cá đồng cũng tăng mạnh.

Vào ngày 15 tháng 3 năm 2011, Chi cục Thủy sản Đồng Tháp đã tổ chức buổi hội thảo “Bàn giải pháp nâng cao tỷ lệ sống trong ương giống cá tra”. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp, Chi cục Thủy sản các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và các doanh nghiệp.

Thấy nuôi cá kiểng hiệu quả, năm 1987, ông mua 1.500m2 đất ở xã Bình Hưng để nuôi. Năm 1995, do khu đất này quy hoạch thành khu dân cư, ông về xã Phong Phú mua 5.000m2 đất để nuôi cá kiểng.

Đối với phần đông đồng bào dân tộc, làm đủ ăn đã là khó, thế nhưng với Rơ Lan Byil ở làng H’lú, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (Gia Lai) thì thoát nghèo là “chuyện nhỏ”. Ông là gương mặt nổi trội ở làng Hlú biết cách làm giàu trên mảnh đất mà ai cũng kêu khó…