Giá Gà Tăng Lên Đến 70.000-100.000 Đồng/kg

Theo các trang trại chăn nuôi tại Đồng Nai, giá gà thịt những ngày qua đang tăng lên do nhu cầu tiêu thụ Tết Nguyên đán.
Hiện giá gà tam hoàng (gà lông màu) lên mức 40.000-41.000 đồng/kg, tăng 3.000-4.000 đồng/kg.
Trong khi đó, giá gà ta thả vườn cũng đang hút hàng do nhu cầu mua làm gà cúng sẽ tăng mạnh kể từ tết ông Táo trở đi.
Giá gà ta bán ra tại các hộ chăn nuôi ở mức 70.000 đồng/kg đến trên 100.000 đồng/kg tùy từng loại và tùy địa điểm.
Theo người chăn nuôi, giá các loại gà ta, gà đặc sản sẽ tăng trong những ngày sắp tới do nhu cầu cao trong khi nguồn cung hạn chế.
Trong khi đó, giá heo hơi tại các trang trại vẫn tiếp tục có xu hướng giảm trong thời gian tết. Ngày 10-2, giá heo hơi tại các công ty lớn được niêm yết ở mức 46.000 đồng/kg trong khi ở các hộ nuôi nhỏ thấp hơn 1.000-2.000 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, ở Bình Định, tại các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn người dân đã tự phát phá bỏ nhiều diện tích vườn nhà và đất sản xuất nông nghiệp để đào ao nuôi tôm, gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ quy hoạch sản xuất. Để chấn chỉnh tình trạng này, Sở NN-PTNT đã tăng cường kiểm tra và triển khai nhiều biện pháp khắc phục.

Về thăm Phú Khánh, một trong những xã đạt hiệu quả kinh tế cao của huyện Thạnh Phú (Bến Tre), chúng tôi cảm nhận sự thay đổi sâu sắc của đời sống người dân nơi đây. Hai bên đường là những ngôi nhà tường khang trang xen lẫn những ao cá, vườn dừa xanh mướt.

Hiện nay, trên địa bàn xã Phong Thạnh Đông A (huyện Giá Rai - Bạc Liêu) có khoảng 20 hộ nuôi cá bống tượng với diện tích 5 ha. Đây được xem là mô hình nuôi thủy sản đem lại giá trị kinh tế cao. Điển hình là ông Lê Văn Minh (ngụ ấp 3) nuôi với mật độ 0,5 con/m2 trên diện tích 0,5 ha, cho lợi nhuận 70 triệu đồng/năm.

Áp dụng công nghệ thâm canh cây trồng có che phủ nilon là tiến bộ khoa học tiên tiến, đã và đang được phát triển trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới như ở Trung Quốc, Nhật Bản và ở nước ta đang được chú trọng phát triển trên diện rộng.

Những năm gần đây, cuộc sống của người dân xã Đông Sơn (TX. Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) được cải thiện đáng kể nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng KHKT vào sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh, trong đó có mô hình trồng dưa hấu.