Giá Gà Đồi Yên Thế Dao Động Từ 60 – 75 Nghìn Đồng/kg

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của chính quyền và các cơ quan chuyên môn, các hộ chăn nuôi gà đồi Yên Thế (Bắc Giang) đã chủ động thực hiện tái đàn, làm tốt quy trình chăm sóc và đa dạng hóa các sản phẩm nên sản lượng, chất lượng đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của thị trường.
Theo báo cáo của huyện Yên Thế, từ đầu tháng 01/2015 đến nay, mỗi ngày các nông hộ cung cấp ra thị trường khoảng 500 kg gà đã qua giết mổ; 150kg giò gà; khoảng trên 1 triệu con gà lông (trong năm 2014 tiêu thụ trên 7,6 triệu con, tương đương 13 nghìn tấn).
Do gần đến Tết Nguyên đán, nên giá gà có xu hướng tăng, hiện giá gà lông dao động từ 60 – 65.000 đồng/kg đối với gà Mía lai; 70 – 75.000 đồng/kg đối với gà Ri lai. Gà qua chế biến, giá dao động từ 108 – 120.000 đồng/kg tùy loại.
Ngoài một phần tiêu thụ trong tỉnh, sản phẩm gà chưa qua giết mổ chủ yếu cung cấp cho các thị trường Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh;… Trong đó, riêng thị trường Hà Nội chiếm khoảng trên 50% tổng sản lượng tiêu thụ. Đối với sản phẩm gà qua chế biến, chủ yếu tiêu thụ tại hệ thống siêu thị ở Hà Nội như: Fivi, Hapro, Metro, Sài Gòn Co.op, Hi-way;…
Từ nay đến Tết Nguyên đán, huyện Yên Thế tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường; chú trọng tuyên truyền, quảng bá sản phẩm; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường chống gà nhập lậu, gà không rõ nguồn gốc để bảo vệ thương hiệu và lợi ích người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh An Giang vừa phê duyệt kinh phí hỗ trợ dự án “Xây dựng mô hình lai tạo và nuôi dưỡng bò lai hướng thịt tại An Giang”, do Thạc sĩ Phí Như Liễu, Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi gia súc lớn (Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam) làm chủ nhiệm; phối hợp Trung tâm Công nghệ sinh học (Sở Khoa học và Công nghệ An Giang) thực hiện. Tổng kinh phí gần 847 triệu đồng, trong đó ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ hỗ trợ gần 664,8 triệu đồng, còn lại do hộ nông dân tham gia đối ứng.

Nhờ chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống, ngăn ngừa dịch bệnh nên từ đầu năm đến nay chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp được duy trì ổn định, các loại dịch bệnh mặc dù có xuất hiện nhưng đã được ngăn chặn và khống chế kịp thời, không để bùng phát trên diện rộng.

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn – Trường đại học An Giang phối hợp UBND xã Vĩnh Phước (Tri Tôn - An Giang) tổ chức hội thảo “kết nối nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa mùa nổi và khảo sát tiềm năng phát triển du lịch”. Qua đó, các doanh nghiệp thống nhất kế hoạch hợp tác với nông dân tiêu thụ sản phẩm lúa mùa nổi, các sản phẩm rau màu sản xuất trên nền diện tích lúa mùa nổi với giá ổn định; hình thành điểm du lịch lúa mùa nổi gắn với khung cảnh đồng quê xưa. Đồng thời, tiến tới xây dựng nhãn hiệu hàng hóa gạo lúa mùa nổi…

"Trồng rau ăn lá an toàn theo hướng VietGap" đang là mô hình sản xuất mà người dân các quận ngoại thành TP. Hồ Chí Minh nói chung, và nông dân các phường Hiệp Thành, P Thới An và phường Tân Chánh Hiệp, quận 12 nói riêng đang triển khai với qui mô rộng, đã và đang cho thu hoạch với kết quả khả quan. Với xu thế hội nhập hiện nay, để được ổn định về giá cả sản phẩm nông nghiệp cũng như ổn định thu nhập từ cây rau, thì sản phẩm: rau sạch phải đạt chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì thế, sản xuất rau theo hướng VietGap là điều kiện bắt buộc hiện nay nếu như sản phẩm muốn tồn tại trên thị trường.

WWF cùng với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) triển khai thực hiện dự án “Xây dựng chuỗi cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA)”. Mục tiêu của dự án này là đến năm 2020 ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam trở thành ngành bền vững với môi trường. Đây là nhưng tiêu chí cơ bản nằm trong bộ tiêu chuẩn ASC.