Giá chuối ở Hướng Hóa tăng trở lại

Sau khi thị trường Trung Quốc, vốn là nơi tiêu thụ chính của sản phẩm chuối Hướng Hóa ngừng nhập, nhiều thương lái chuyên thu gom chuối xuất khẩu trên địa bàn huyện Hướng Hóa đã chuyển hướng sang nhập chuối quả cho thị trường Thái-lan. Hiện mỗi ngày có từ hai đến ba xe chuối (mỗi xe khoảng 25 tấn) được các thương lái thu gom xuất sang thị trường này. Với giá bán từ 3.500 - 4.500 đồng/kg, cao hơn 2.000 - 2.500 đồng/kg so với thời điểm cách đây hai tháng, người trồng chuối rất phấn khởi.
Theo nhiều thương lái chuyên thu gom chuối cho biết, sắp tới có nhiều khả năng giá chuối sẽ tiếp tục tăng bởi vụ trái cây ở miền nam sắp kết thúc, trong khi thị trường tiêu thụ Thái-lan liên tục gia tăng sản lượng chuối nhập khẩu.
Trên địa bàn huyện Hướng Hóa những năm gần đây, không chỉ người trồng chuối gặp khó khăn do giá cả lên xuống thất thường, mà các mặt hàng nông sản khác như cà phê, sắn… cũng lâm vào cảnh tương tự. Chính vì vậy, bên cạnh đẩy mạnh công tác quy hoạch diện tích các loại cây trồng, để tránh tình trạng khi giá lên thì phát triển ồ ạt, phá vỡ quy hoạch, chính quyền địa phương cần phối hợp với các ban, ngành có chính sách đa dạng hóa thị trường tiêu thụ trong tỉnh, trong nước và nước ngoài.
Mặt khác, cần đẩy nhanh việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương nhằm cạnh tranh, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường, giúp ổn định giá cả để người dân yên tâm đầu tư thâm canh, không lo cảnh “được mùa, mất giá” như thời gian vừa qua.
Có thể bạn quan tâm

Với lợi thế giáp sông Hồng, nhiều người dân ở xã Hoàng Hanh (thành phố Hưng Yên) đã lựa chọn nghề chài lưới để làm kế sinh nhai. Nghề đánh bắt cá của các hộ chài lưới diễn ra quanh năm, thế nhưng sôi động nhất có lẽ chính là vào vụ cá mòi.

Theo thống kê của ngành chức năng, vào khoảng trung tuần tháng 4/2014, giá tôm thẻ chân trắng ở một số địa phương như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… tuột dốc và đã ở mức chạm đáy, chỉ còn 92.000-100.000 đồng/kg (loại 100 con/kg).

Ngày 22/4/2014, tại huyện Duyên Hải, ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh chủ trì hội nghị với 04 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về tình trạng thiếu điện và thiếu vốn phục vụ cho vụ nuôi tôm 2014.

Những năm gần đây, các hộ chăn nuôi bò sữa rất phấn khởi vì lợi nhuận từ bò sữa khá cao. Theo lời một người nuôi bò sữa lâu năm ở huyện Trảng Bàng (Tây Ninh), hiện nay một con bò đang cho sữa có thể đem về cho người chăn nuôi hơn 100.000 đồng/ngày; với 5 con bò sữa người nuôi sẽ có thu nhập cao hơn so với việc sản xuất 1 ha lúa. Nhiều năm qua, đàn bò sữa chỉ phát triển ở huyện Trảng Bàng, còn các huyện lân cận rất hiếm.

Để đảm bảo nguồn thức ăn cho bò sữa – con vật chủ lực giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, một số địa phương đang mở rộng diện tích trồng cỏ, nhất là các loại cỏ giàu dinh dưỡng và có năng suất cao để làm thức ăn cho bò.