Giá chuối ở Hướng Hóa tăng trở lại

Sau khi thị trường Trung Quốc, vốn là nơi tiêu thụ chính của sản phẩm chuối Hướng Hóa ngừng nhập, nhiều thương lái chuyên thu gom chuối xuất khẩu trên địa bàn huyện Hướng Hóa đã chuyển hướng sang nhập chuối quả cho thị trường Thái-lan. Hiện mỗi ngày có từ hai đến ba xe chuối (mỗi xe khoảng 25 tấn) được các thương lái thu gom xuất sang thị trường này. Với giá bán từ 3.500 - 4.500 đồng/kg, cao hơn 2.000 - 2.500 đồng/kg so với thời điểm cách đây hai tháng, người trồng chuối rất phấn khởi.
Theo nhiều thương lái chuyên thu gom chuối cho biết, sắp tới có nhiều khả năng giá chuối sẽ tiếp tục tăng bởi vụ trái cây ở miền nam sắp kết thúc, trong khi thị trường tiêu thụ Thái-lan liên tục gia tăng sản lượng chuối nhập khẩu.
Trên địa bàn huyện Hướng Hóa những năm gần đây, không chỉ người trồng chuối gặp khó khăn do giá cả lên xuống thất thường, mà các mặt hàng nông sản khác như cà phê, sắn… cũng lâm vào cảnh tương tự. Chính vì vậy, bên cạnh đẩy mạnh công tác quy hoạch diện tích các loại cây trồng, để tránh tình trạng khi giá lên thì phát triển ồ ạt, phá vỡ quy hoạch, chính quyền địa phương cần phối hợp với các ban, ngành có chính sách đa dạng hóa thị trường tiêu thụ trong tỉnh, trong nước và nước ngoài. Mặt khác, cần đẩy nhanh việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương nhằm cạnh tranh, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường, giúp ổn định giá cả để người dân yên tâm đầu tư thâm canh, không lo cảnh “được mùa, mất giá” như thời gian vừa qua.
Có thể bạn quan tâm

Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong quy hoạch vùng sản xuất và làm thế nào để nâng cao chất lượng tôm giống là hai vấn đề được nhiều đại biểu hai huyện Năm Căn và Ngọc Hiển tập trung thảo luận tại hội nghị triển khai Đề án nâng cao chất lượng tôm giống địa bàn tỉnh Cà Mau, do Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức tại huyện Năm Căn vào ngày 14/3.

Nếu có dịp đi bất cứ chợ nào, từ thành phố Huế đến các huyện, vùng nông thôn chúng ta sẽ thấy ở đâu cũng có bán tôm đánh bắt tự nhiên từ đầm phá. Nhưng nếu quan sát kỹ hơn, loại tôm nhỏ hoặc cực nhỏ bao giờ cũng chiếm số lượng lớn.

Chiều 18-2, UBND tỉnh Đồng Nai đã có cuộc họp khẩn cấp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT), cùng các sở, ngành, địa phương về tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh.

Mặc dù không bị lỗ, nhưng sau khi trừ mọi chi phí, lợi nhuận người trồng môn thu được chỉ đạt khoảng 50-60 triệu đồng/ha, giảm khoảng 30 triệu đồng so với năm ngoái.

Trước tình hình dịch cúm gia cầm đang diễn ra tại nhiều địa phương gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi, cùng với nhiều giải pháp từ ngành chức năng, nhiều chủ trang trại chăn nuôi gia cầm tập trung tại Bình Dương rất tự tin để ứng phó với dịch bệnh.