Giá cao su Tocom tiếp tục tăng 3,2%

Tính đến 15h56 tại Tokyo, giá cao su Tocom giao tháng 2/2016, cho biết giá săm lốp tại Đông Nam Á - tăng 5,4 yên lên 176,2 yên/kg (1,46 USD/kg), tương đương mức tăng 3,2%.
Trong phiên giao dịch, có lúc giá cao su Tocom lên cao nhất 3 ngày ở 177,8 yên/kg.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng mạnh một phần nhờ thị trường chứng khoán giữ được đà phục hồi. Giá dầu tăng vọt 6% cũng hỗ trợ rất lớn cho thị trường cao su nói riêng và hàng hóa nói chung trong phiên 17/9.
Tuy nhiên, giá cao su giao tháng 1/2016 tại Thượng Hải lại giảm 35 nhân dân tệ xuống 11.645 nhân dân tệ/kg, do lo ngại về tình hình tăng trưởng trì trệ của Trung Quốc.
Theo một thương nhân Singapore, việc Fed nâng lãi suất cũng sẽ là tín hiệu tiêu cực đối với giá hợp đồng cao su kỳ hạn được định giá bằng USD, như Sicom. Lãi suất tại Mỹ tăng sẽ kéo theo đà tăng của USD và kiềm chế chi phí các hàng hóa khác.
Hiện tại, giới đầu tư trên các thị trường toàn cầu đang chờ đợi kết quả họp chính sách của Fed, dự kiến công bố vào 2h00 sáng sớm ngày 18/9 (giờ Việt Nam).
Bảng giá cao su trong nước ngày 17/9:
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm trở lại đây, đàn bò trên địa bàn huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) ngày càng phát triển với tổng đàn gần 13.500 con. Để đàn bò phát triển tốt, tháng 10-2014, Phòng Nông nghiệp huyện đã triển khai mô hình “Ủ chua thức ăn” trong chăn nuôi bò, nhằm tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như rơm, thân cây mỳ, cây bắp… để chế biến làm thức ăn, tăng hàm lượng dinh dưỡng.

Ngày 18-5-2015, Báo SGGP có bài “Tự làm khó…” nêu những khó khăn mà ngành chăn nuôi gặp phải, không chỉ vì tự thân ngành mà còn do những quy định “trói chân” doanh nghiệp (DN). Ngày 22-5, dù đang đi Hà Lan và Đan Mạch, anh Âu Thanh Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi Duy Cường (Đồng Nai) cũng trao đổi thêm với chúng tôi một số ý để làm sáng tỏ hơn về những quy định ngược xu thế này.

Khoảng 1.000 ha mía tím ở Hòa Bình khó tiêu thụ có thể phải chuyển sang làm giống hoặc hủy bỏ để lấy đất làm vụ mới.

Vấn nạn SX chè bẩn đã tồn tại nhiều năm nay ở nhiều vùng chè trong cả nước.

Không chỉ các tỉnh phía Nam, tại phía Bắc, hai tỉnh thí điểm xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh LMLM là Thái Bình và Nam Định cũng đang đau đầu với bài toán kinh phí.