Giá Cao Su Đạt 76 Triệu Đồng/tấn

Như vậy, sau một thời gian trầm lắng, giá hạ, ngay từ đầu tháng 2/2012, hoạt động XK cao su đã nhộn nhịp trở lại và giá đã nhích dần lên. Cùng với giá XK đang tăng mạnh, giá cao su tại thị trường trong nước cũng tăng gần 10 triệu đồng/tấn. Cụ thể, nếu như trước kỳ nghỉ Tết Nhâm Thìn, giá cao su chỉ còn ở mức khoảng 68 triệu đồng/tấn, tuy nhiên tại thời điểm cuối tháng 2 đã đạt khoảng 76 triệu đồng/tấn.
Theo dự báo, nhu cầu cao su thiên nhiên trên thế giới đang có dấu hiệu tăng mạnh trong năm 2012 đạt khoảng 27,5 triệu tấn. Riêng Trung Quốc, năm nay có nhu cầu tiêu thụ khoảng 3,61 triệu tấn cao su, tăng 3% so với năm 2011. Hiện Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của cao su VN xuất khẩu, tiếp đến là Malaysia, Ấn Độ...
Được biết, trong năm 2011, ngành cao su VN đã có một năm thắng lớn về giá bán và kim ngạch xuất khẩu. Năm 2011 xuất khẩu 780.000 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 3,2 tỷ USD. Với kết quả này, xuất khẩu cao su xếp vị trí thứ 2 trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, sau gạo. Dự báo, trong năm 2012, xuất khẩu cao su có thể tới 3,7 tỷ USD.
Có thể bạn quan tâm

Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, hàng trăm ngư dân ở các huyện ven biển trong tỉnh Quảng Ngãi đã bắt đầu vào chính vụ khai thác tôm hùm con. Năm nay, tuy lượng tôm nhí bắt được không nhiều bằng các năm trước, nhưng giá lại rất cao nên ngư dân có thu nhập khá.

Đoàn công tác do ông Amund Dronen - Thứ Trưởng Bộ Công thương và Thủy sản Na Uy làm trưởng đoàn vừa làm việc với tỉnh Đồng Tháp để tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng cùng đại diện các sở, ngành liên quan tiếp đoàn.

Thời gian gần đây phong trào chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi đang phát triển mạnh ở Lâm Hà (Lâm Đồng). Bên cạnh chuyển đổi từ cây công nghiệp dài ngày sang rau, hoa công nghệ cao thì trong lĩnh vực chăn nuôi, con bò sữa đang được người dân nơi đây quan tâm và mở ra triển vọng mới cho ngành nông nghiệp địa phương.

Tuy nhiên, điều đáng quan tâm, tình trạng nuôi tôm thẻ chân trắng hiện nay gần như ngoài vòng kiểm soát của ngành chức năng nên khó quản lý về an toàn dịch bệnh.

Mặc dù “sinh sau, đẻ muộn” và phải cạnh tranh khốc liệt với các loại cây trồng công nghiệp khác trên đất Tây Nguyên nhưng cây ca cao lại có lợi thế lớn với lộ trình phát triển bền vững, vì được kiểm soát chất lượng trong tất cả các khâu, tạo được giá trị gia tăng cho sản phẩm - điều mà nhiều ngành hàng nông sản khác đang ì ạch phấn đấu để đạt được.