Giá Cam Sành Tăng Kỷ Lục

Hiện thương lái thu mua cam sành tại vườn có giá dao động từ 15.000 đến 22.000 đ/kg, tăng hơn 10.000 đ/kg so với cùng kỳ.
Từ đầu tháng 3 đến nay, giá cam sành tại các vườn ở tỉnh Hậu Giang tăng cao do nguồn cung không đáp ứng đủ cầu. Hiện thương lái thu mua cam sành tại vườn có giá dao động từ 15.000 đến 22.000 đ/kg, tăng hơn 10.000 đ/kg so với cùng kỳ. Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay, nhưng thương lái không tìm ra nguồn hàng thu mua.
Theo nhiều nhà vườn, nguyên nhân giá cam sành tăng ở mức cao là do nguồn cung thiếu vì nghịch mùa. Mặt khác, tình hình dịch bệnh trên cây cam đang phát triển mạnh, đặc biệt là bệnh vàng lá không có thuốc đặc trị làm cho năng suất giảm đáng kể. Ngoài ra, hiện đang vào mùa khô, nhu cầu sử dụng cam làm nước giải khát tăng mạnh.
Hậu Giang khoảng 8.000ha cam sành, chỉ đứng sau cây lúa, cây mía. Đây là loại cây trồng được chọn đưa vào quy hoạch phát triển sản xuất. Tuy nhiên, do sản xuất chạy theo phong trào, không đúng kỹ thuật… đã có 1.000 ha cam sành bị sâu bệnh tấn công nặng đang đứng trước nguy cơ chặt bỏ.
Có thể bạn quan tâm

Là nước XK sắn lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Thái Lan, nhưng đến nay ngành sắn Việt Nam vẫn phát triển khá bấp bênh khi có tới hơn 89% lượng sắn chủ yếu XK sang thị trường dễ dãi nhưng thiếu ổn định là Trung Quốc.

Mới đây, UBND tỉnh đã công bố hết hạn hán trong vụ Đông Xuân 2014-2015 trên địa bàn phía Tây và trung tâm của tỉnh.

Kết luận thanh tra về hoạt động SXKD giống, vật tư nông nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh (với gần 90% cơ sở vi phạm) ngay trước vụ sản xuất hè thu đã khiến không ít người lo lắng về tình trạng thiếu hụt nguồn cung.
Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Tháp vừa nghiệm thu đề tài “Xây dựng quy trình nuôi trồng, nghiên cứu tác dụng dược lý và dạng bào chế thích hợp cho nấm Thái Dương”. Đề tài do Công ty CP XNK Y tế Domesco thực hiện. Với những kết quả nghiên cứu mà đề tài mang lại hứa hẹn mở ra một triển vọng mới cho việc phát triển ngành nấm dược liệu tại Đồng Tháp.

Cà Mau có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi tôm công nghiệp. Cái duy nhất hiện nay chúng ta còn thiếu để đi đến thành công là chưa lắm vững kỹ thuật nuôi.