Giá cá tra và tôm nguyên liệu giảm mạnh

Nguyên nhân là xuất khẩu khó khăn nên nhà máy không thu mua. Thị trường tôm nguyên liệu vẫn trầm lắng và giá ở mức tương đối thấp: Giá các loại tôm nước lợ như tôm sú, tôm thẻ chân trắng tại Đồng bằng sông Cửu Long hiện giảm bình quân 20.000 - 30.000 đồng/kg so với tháng 4 và đang ở mức thấp nhất từ đầu năm đến nay; tôm sú loại 20 con/kg có giá 240.000 - 250.000 đồng/kg, loại 30 con/kg giá 160.000 - 170.000 đồng/kg, loại 40 con/kg khoảng 140.000 đồng/kg.
Trong khi đó, tôm thẻ chân trắng loại 40 con/kg giá 125.000 - 130.000 đồng/kg, loại 50 con/kg giá khoảng 110.000 đồng/kg, loại 100 con giá 75.000 - 80.000 đồng/kg. Giá tôm giảm mạnh do nguồn cung tăng, trong khi nhu cầu nhập khẩu tôm tại nhiều nước chưa tăng.
Có thể bạn quan tâm

Chiếm hơn 80% thị phần trên thế giới, do đó cá tra được xem là sản phẩm “độc quyền” của Việt Nam trên thương trường quốc tế. Song, vấn đề đáng buồn là nghề nuôi và xuất khẩu cá tra ngày càng đi vào ngõ cụt, bởi giá cá bấp bênh càng sản xuất càng thua lỗ. Vì sao cá tra lại rơi vào tình cảnh khốn đốn như vậy...

Trong 5 năm qua, kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh ta tiếp tục có bước phát triển. Cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực xuất hiện nhiều gia trại, trang trại, cánh đồng mẫu lớn mang lại thu nhập cao. Kết quả đó có sự đóng góp quan trọng của phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi do Hội Nông dân (HND) các cấp phát động trong những năm qua.

Dựa trên những dự báo về tình hình khí hậu thời tiết trong năm, trong vụ mà ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh xây dựng khung thời vụ thích hợp, áp dụng các biện pháp kỹ thuật liên hoàn trong sản xuất đối với từng loại cây trồng. Trên cơ sở đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã chỉ đạo, điều hành sản xuất một cách hợp lý.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới thế nhưng có một nghịch lý là người nông dân luôn phải đối mặt với nỗi lo thường trực về sự bấp bênh của đầu ra sản phẩm. Được mùa mất giá, được giá mất mùa luôn là nỗi lòng kéo dài nhiều năm qua của người nông dân.

Đã có những mô hình sản xuất đem lại lợi nhuận cao cho người trồng mía, trong khi việc tận dụng bã mía để sản xuất điện sinh khối, tham gia chuỗi giá trị sau đường cũng giúp một số nhà máy không những tồn tại được mà còn sống tốt trong thời điểm hiện nay.