Giá cá tra tiếp tục giảm sâu
Giá cá tra nguyên liệu giảm mạnh, người nuôi gặp khó khăn
Mặc dù ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp tập trung nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng cá tra, song do ảnh hưởng xấu từ thị trường xuất khẩu nên hiện nay giá cá tra vẫn đang giảm sâu, cá tra nguyên liệu loại từ 600 - 800 gram có giá từ 19,5 - 19,7 ngàn đồng/kg, với mức giá này, người nuôi bị lỗ vốn từ 2,5 - 3 ngàn đồng/kg.
So với quý II, giá cá tra nguyên liệu vẫn không có nhiều cải thiện, người nuôi cá tra đang đối mặt với nhiều khó khăn, nhiều diện tích ao nuôi đang sản xuất cầm chừng chờ giá.
Ông Lê Đình Châu ngụ ấp Tân Phú, xã An Nhơn, huyện Châu Thành cho biết: “Mấy tháng qua giá cá tra nguyên liệu luôn thấp hơn giá thành sản xuất, nhiều hộ nuôi lâm vào cảnh nợ nần nên phải treo ao.
Một số hộ có kinh tế khá hơn thì sản xuất theo kiểu cầm chừng để chờ giá.
Tuy nhiên, nếu tình hình này vẫn còn kéo dài thì tôi nghĩ các hộ nuôi quy mô nhỏ lẻ sẽ khó cầm cự nổi”.
Hiện nay, do giá cá nguyên liệu giảm mạnh nên phần lớn các hộ nuôi quy mô nhỏ lẻ đang thu hẹp diện tích.
Theo thống kê của Hiệp hội thủy sản tỉnh, hiện tại toàn tỉnh Đồng Tháp chỉ còn khoảng 25% diện tích ao nuôi thuộc hộ nhỏ lẻ, 75% diện tích còn lại là vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp.
Do giá cá tra không ổn định nên một số hộ chăn nuôi hiện nay đang chuyển sang nuôi gia công cho doanh nghiệp.
Theo ông Thái An Lai - Chủ tịch Hiệp hội thủy sản tỉnh Đồng Tháp, giá cá tra giảm là do ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do thị trường nhập khẩu đang khó khăn.
Hiện nay, mặt hàng cá tra của Việt Nam đang chịu áp lực cạnh tranh của một số sản phẩm tương đồng như cá thịt trắng; vấn đề chất lượng sản phẩm cá tra xuất khẩu không đồng nhất cũng là nguyên nhân dẫn đến việc xuất khẩu cá tra khó khăn sang một số thị trường truyền thống trước đây như Châu Âu, Mỹ...
Hiện tại, tỉnh Đồng Tháp đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng cá tra, trong đó việc rà soát và quy hoạch vùng nuôi đang được tỉnh đẩy mạnh.
Ngoài ra, tỉnh cũng đang hướng đến việc tiến hành xây dựng gắn kết các thành phần trong chuỗi sản xuất cá tra thành một chuỗi thống nhất.
Với chuỗi sản xuất khép kín này, cả doanh nghiệp và người nông dân đều được đảm bảo quyền lợi, đây là giải pháp lâu dài mà tỉnh đang hướng tới.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 3 năm thâm nhập vào khu dân cư, Chương trình GAHP (thực hành chăn nuôi an toàn) thuộc Dự án Cạnh tranh Ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP) của Lâm Đồng đã mang lại những hiệu quả tích cực về giảm thiểu tác động môi trường, tăng cường vệ sinh an toàn trong chuỗi cung ứng sản phẩm thịt, nâng cao lợi nhuận cho người chăn nuôi…

Từ một người nghèo khó, phải đi làm mướn mới đủ tiền nuôi sống gia đình… đến nay, gia đình ông đã có “của ăn, của để” và giúp đỡ những người khó khăn. Đó là ông Nguyễn Văn Ân (ấp Thanh Đăng, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang), 1 lão nông sản xuất - kinh doanh giỏi nhiều năm liền, với mô hình nuôi bò hiệu quả cao.

Ngày 2-5, các chủ trang trại nuôi heo trên đại bàn Thống Nhất, Trảng Bom cho biết, bắt đầu từ những ngày đầu nghỉ lễ đến nay (từ ngày 28-4), giá heo thịt thương lái mua tại các trại ở Đồng Nai chỉ còn khoảng 46 - 48 ngàn đồng/kg, giảm khoảng 2 ngàn đồng/kg so với những ngày trước lễ.

So với các địa phương khác trong tỉnh, huyện Lạc Thủy có khá nhiều thuận lợi về thị trường tiêu thụ, giao thương hàng hóa để phát triển chăn nuôi. Lợi thế này cũng được các nông hộ trên địa bàn phát huy, tận dụng, từng bước hình thành vùng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn.

Dự án sử dụng nguồn vốn vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân với số tiền 700 triệu đồng và tham gia của 28 hộ dân.