Giá Cá Tra Nguyên Liệu Xuất Khẩu Tăng

Sau một thời gian ở mức thấp, giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu tại An Giang đã tăng khoảng 2.000 - 2.500 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng, do gần đây nhiều doanh nghiệp tăng cường thu mua cá tra nguyên liệu chuẩn bị hàng phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu được dự đoán sẽ tăng vào dịp lễ Tết cuối năm.
Với mức giá hiện tại, người nuôi lời khoảng 500 - 1.000 đồng/kg cá tra. Nhờ tăng sức mua, trong tháng 11, có 130,2ha nuôi cá tra được thu hoạch, bằng 114,5% so tháng 11 năm trước; như vậy, đến thời điểm này tổng diện tích cá tra toàn tỉnh đã thu hoạch là 1.348 ha.
Theo nhận định của ngành chức năng, những chủ trương, chính sách gần đây của Đảng và Nhà nước đã có những tác động đáng kể đối với người nuôi trồng, kinh doanh sản xuất cá tra.
Điển hình như từ khi áp dụng Nghị định 36/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra; các doanh nghiệp rất đồng tình với việc đưa ra giá sàn khi xuất khẩu cá tra, giúp loại bỏ tình trạng các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá, hạ chất lượng... góp phần đưa ngành cá tra đi vào sản xuất nề nếp, quy củ hơn.
Đồng thời, sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 26/2014/TT-NHNN, ngày 1-11-2014, hướng dẫn tái cấp vốn 364 ngày cho những tổ chức tín dụng đã khoanh nợ cho hộ nuôi cá tra để các khoản người nuôi cá tra vay có thêm tối đa 3 năm nữa chưa phải trả nợ vay chờ thị trường phục hồi, đã tác động tích cực đến người nuôi cá tra.
Nguồn bài viết: http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=63&id=157722
Có thể bạn quan tâm

Vụ tôm năm 2015 (chủ yếu tôm sú, tôm thẻ chân trắng) thời tiết không thuận lợi, trước tết Nguyên đán 2015 thời tiết lạnh, từ đầu năm đến nay nắng nóng kéo dài, hiện xuất hiện những cơn mưa trái mùa, do đó tình hình dịch bệnh xảy ra ở các địa phương nuôi tôm trong tỉnh Trà Vinh đang tăng cao, bao gồm hội chứng hoại tử gan tụy cấp và bệnh đốm trắng...

Đầu tư hàng trăm triệu đồng cho mỗi đìa tôm thẻ chân trắng, thế nhưng thời gian gần đây, tôm chết hàng loạt khiến người nuôi tôm trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) gặp nhiều khó khăn.

Người tiên phong đó là chị Nguyễn Thị Thanh (47 tuổi, ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Đến nay, sau gần 20 năm, mô hình này đã thành công, vừa mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình, vừa tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu.

Theo báo cáo của Chi cục Thú y và các địa phương, từ đầu năm đến nay, chỉ tính riêng tại địa bàn huyện Long Điền (Bà Rịa Vũng Tàu), diện tích nghêu bị chết đã lên đến trên 40ha, gây thiệt hại rất lớn cho người dân.

Những tháng đầu năm 2015, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài, xen lẫn những cơn mưa trái mùa làm cho việc quản lý môi trường ao nuôi tôm trở lên khó khăn hơn, tạo điều kiện cho dịch bệnh trên tôm bùng phát, gây thiệt hại cho người nuôi.