Giá Cà Phê Trở Nên Nóng Bỏng Do Nhà Đầu Tư Rót Tiền Vào

Những nhà đầu cơ vào đầu năm nay đã phấn khởi với các danh mục đầu tư của mình bằng cách đầu tư vào một trong những loại hàng hóa có lượng giao dịch lớn nhất thế giới: cà phê.
Kể từ đầu năm những hợp đồng giao dịch cà phê đã tăng mạnh hơn 70% giữa những lo lắng nguồn cung từ Brazil, có thể bị khô hạn sau khi đất nước này đã phải chịu đựng đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Sự thiệt hại về mùa vụ bởi hạn hán đã khiến cho những nhà đầu cơ rót tiền vào thị trường cà phê kỳ hạn đầy rủi ro.
Điều này khiến cho những nhà kinh doanh đặt cược vào những gì họ mong đợi mức giá sẽ nằm tại các điểm chắc chắn nào đó trong tương lai. Hầu hết những giao dịch là 4 tháng của hợp đồng kỳ hạn mà ở đó những nhà kinh doanh đầu cơ vào mức giá cà phê sẽ như thế nào trong thời điểm của 4 tháng đó.
ETF Securities, một trong những nguồn vốn lớn nhất về đầu tư hàng hóa nói rằng đã có một số lượng tăng khổng lồ về nhu cầu cho chỉ số vốn dành cho cà phê, gọi là ETFS Coffee (những nhà đầu tư có thể tìm thông tin về ETFS Coffee thông qua website của những nhà môi giới bằng cách gõ vào các ký tự COFF)
Người đứng đầu về nghiên cứu tại ETF Securities, Ông Nick Brooks nói rằng những nhà đầu tư đã đổ tiền vào cà phê từ nửa cuối năm ngoái khi hạn hán ở Brazil chỉ mới bắt đầu hình thành. Những lo lắng về nguồn cung giảm sút đã đẩy giá cà phê nhảy lên mức cao và những nhà đầu cơ đã lấy được đầy lợi nhuận.
Giá trên mỗi cốc cà phê sẽ tăng?
Những người uống cà phê cũng được cảnh báo. Nếu giá tiếp tục tăng theo nhịp độ điên cuồng như đã diễn ra, nhà cung cấp sẽ không có sự chọn lựa khác để tăng giá trên mỗi cốc cà phê. Nhưng như một quy luật, giá cà phê trong những siêu thị vẫn còn đi sau những gì đang diễn ra trên thị trường hàng hóa đến những 9 – 12 tháng, cho nên giá cà phê cần ổn định lại trong những tháng tới.
Giá cả tại những quán cà phê dường như không chịu sự ảnh hưởng của thị trường bán sĩ bởi phần lớn giá trị của một ly cà phê capuchino khoảng 2,7 bảng Anh là để trả cho mặt bằng thuê quán chứ không phải là trả cho giá trị của hạt cà phê.
Nhà nghiên cứu Brooks cho là những nhà đầu tư sẽ thực hiện việc chốt lời và điều đó sẽ khiến hãm đà tăng trên cả hai thị trường hàng hóa và cả tại những quán cà phê đang rục rịch tăng lên.
Ông Brooks cũng thêm rằng mưa ở Brazil được trông đợi là sẽ tăng dần trong những tháng tới, có nghĩa là những nhà đầu cơ trước đây đầu cơ dựa vào giá lên (mua vào) nay sẽ quay qua bán ra mỗi khi thấy giá đang rơi xuống, “sau mỗi đợt tăng mạnh như thế, tôi nghĩ rằng những nhà đầu cơ bây giờ sẽ chốt lời mỗi khi giá tăng mạnh do phản ứng trước tin tức về hạn hán”
Mưa đã bắt đầu trở lại với một số vùng của Brazil, sẽ giảm nhẹ những thiệt hại và làm nguội đi những đợt tăng giá nóng đã diễn ra từ đầu năm đến nay.
Có thể bạn quan tâm

Do tình trạng một số hộ chăn nuôi heo ở khu vực miền Đông Nam bộ, đặc biệt là Đồng Nai, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã làm rộ lên tin đồn trong một số thức ăn chăn nuôi bị nhiễm chất cấm (beta-agonist). Phóng viên Báo Công Thương đã tìm hiểu vấn đề này và ghi nhận: Chỉ có những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tự bỏ chất cấm vào cám để trục lợi vừa bị các cơ quan chức năng phanh phui, không có chuyện cám bị nhiễm chất cấm.

Sau thời gian tìm hiểu, đầu năm 2013, ông Nguyễn Văn Nam ngụ ấp Bưng Cần, xã Bảo Hòa, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai đã mạnh dạn đầu tư nuôi 25 con dê giống Boer (Hà Lan). Đến nay, mô hình này đạt hiệu quả kinh tế cao, ông Nam trở thành người thành công đầu tiên khi nuôi giống dê này ở địa phương.

Việt Nam là thị trường xuất khẩu gia súc lớn thứ hai của Australia với 309.505 con, tăng 136%. Trong khi đó, các thị trường khác đều giảm.

Theo Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, song song với việc triển khai vụ kiện bán phá giá thịt gà nhập khẩu từ Mỹ, việc cấp bách cần làm ngay là hiệp hội sẽ gửi đơn kiến nghị Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn tạm ngưng hoàn toàn việc nhập khẩu các sản phẩm từ gia cầm của Mỹ chứ không chỉ một số bang như hiện nay, do từ cuối năm 2014 đến nay, nước này xảy ra dịch cúm gia cầm.

Dù sản phẩm đã được công nhận VietGAP nhưng người tiêu dùng vẫn chưa thực sự yên tâm. Lý do là sự sạch - bẩn của rau chủ yếu phụ thuộc vào lương tâm của người sản xuất và bán hàng, chứ chưa được các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát…