Giá cà phê tiếp tục lao dốc

Theo Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa), sản lượng niên vụ 2014 - 2015 giảm tới 20%. Đáng chú ý, giá cà phê niên vụ năm nay xuống thấp nhất trong vòng mấy năm qua.
Cụ thể, tại thị trường trong nước, giá cà phê hồi đầu vụ ở mức 41.000 đồng/kg nhân xô và xuất khẩu bán giá FOB (HCM) trên 2.000 USD một tấn, thế nhưng đến đầu tháng 8 giá chỉ còn 36.500 đồng/kg và FOB ở mức 1.723 USD/tấn, lần lượt giảm 10,9% và 13,8%, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 7,4% và 12,1%.
Mức giá sụt giảm trên đã khiến doanh nghiệp xuất khẩu và người trồng cà phê thua lỗ. Một số nông dân đã quyết định chuyển sang trồng cây khác như tiêu, bơ, mắc ca,...
Tính chung 8 tháng đầu năm, lượng cà phê xuất khẩu chỉ đạt 873.493 tấn với kim ngạch 1,795 tỷ USD, giảm lần lượt 29% về lượng và 29,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến lượng xuất khẩu 11 tháng đầu niên vụ năm nay chỉ đạt 1,16 triệu tấn với kim ngạch 2,455 tỷ USD, giảm 22,3% về lượng và giảm 19,8% về kim ngạch so với cùng kỳ vụ trước.
Vicofa cho hay, với tình hình thời tiết vẫn đang diễn biến bất ổn, giá cà phê xuống thấp và chương trình tái canh cây cà phê già cỗi đang ở mức trì trệ, niên vụ tới sản lượng không thể phục hồi, thậm chí có thể còn thấp hơn vụ này.
Có thể bạn quan tâm

Với tiềm năng về thuỷ sản với hơn 220.000 ha nuôi tôm, trong đó có trên 5.000 ha tôm nuôi công nghiệp, tuy nhiên, gần đây có gần 400 ha tôm bị bệnh mà nguyên nhân được ngành chức năng xác định là do dịch bệnh, tôm bị nhiễm độc. Yêu cầu thực tế đặt ra là tìm một hướng đi mới nhằm đa dạng hơn nữa nghề nuôi tôm.

Những năm qua, nhất là kể từ sau khi triển khai thực hiện Đề án tôm - lúa, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) trong toàn tỉnh không ngừng tăng lên.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kiên Giang, quy hoạch đến năm 2015, tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp của tỉnh là 20.000 ha, tập trung ở 2 huyện Kiên Lương và Giang Thành, trong đó kế hoạch năm 2013 này thả nuôi khoảng 2.000 ha.

Điện Biên được đánh giá có tiềm năng và lợi thế trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Ngoài được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên, thì tỉnh ta còn có nguồn nhân lực dồi dào. Song, giải pháp nào để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp “mũi nhọn” cho địa phương - ngành “trụ cột” của tỉnh nhà là bài toán nan giải…

Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) vừa tổng kết mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại xã Vĩnh Nhuận (Châu Thành - An Giang). Mô hình có 116 nông dân tham gia sản xuất 217 héc-ta lúa đều đạt lợi nhuận tăng thêm khoảng 2 triệu đồng/héc-ta.