Giá cà phê tiếp tục lao dốc

Theo Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa), sản lượng niên vụ 2014 - 2015 giảm tới 20%. Đáng chú ý, giá cà phê niên vụ năm nay xuống thấp nhất trong vòng mấy năm qua.
Cụ thể, tại thị trường trong nước, giá cà phê hồi đầu vụ ở mức 41.000 đồng/kg nhân xô và xuất khẩu bán giá FOB (HCM) trên 2.000 USD một tấn, thế nhưng đến đầu tháng 8 giá chỉ còn 36.500 đồng/kg và FOB ở mức 1.723 USD/tấn, lần lượt giảm 10,9% và 13,8%, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 7,4% và 12,1%.
Mức giá sụt giảm trên đã khiến doanh nghiệp xuất khẩu và người trồng cà phê thua lỗ. Một số nông dân đã quyết định chuyển sang trồng cây khác như tiêu, bơ, mắc ca,...
Tính chung 8 tháng đầu năm, lượng cà phê xuất khẩu chỉ đạt 873.493 tấn với kim ngạch 1,795 tỷ USD, giảm lần lượt 29% về lượng và 29,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến lượng xuất khẩu 11 tháng đầu niên vụ năm nay chỉ đạt 1,16 triệu tấn với kim ngạch 2,455 tỷ USD, giảm 22,3% về lượng và giảm 19,8% về kim ngạch so với cùng kỳ vụ trước.
Vicofa cho hay, với tình hình thời tiết vẫn đang diễn biến bất ổn, giá cà phê xuống thấp và chương trình tái canh cây cà phê già cỗi đang ở mức trì trệ, niên vụ tới sản lượng không thể phục hồi, thậm chí có thể còn thấp hơn vụ này.
Có thể bạn quan tâm

Tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, từ miền Đông đến miền Trung, người dân phá bỏ vườn cao su để chuyển sang các loại cây nông nghiệp ngắn ngày khác do giá mủ cao su giảm mạnh.

Chưa có thanh long chính vụ nào lại được giá cao như thế, như năm ngoái được đánh giá là cao nhất mọi năm cũng dừng ở 18 ngàn đồng/kg. Dù vậy, dân trồng thanh long lại đang lo. Có người phân tích, vì thanh long đang bị nấm trắng, vì để dưỡng sức cho dây nên đợt trái này, trước đó mới ra búp nhiều chủ vườn đã lặt bỏ để bảo vệ cây.

Chỉ cách quốc lộ 20 chưa đầy 20 km, tốn phí qua phà đối với vận chuyển hàng hóa nông sản ra và ngược lại vận chuyển vào vật tư nông nghiệp phân bón thuốc bảo vệ thực vật, lý ra, hàng nông sản của nông dân Thanh Sơn bán giá phải cao hơn để bù đắp chi phí. Thế nhưng, ngược lại, hàng nông sản của họ bị ép giá thấp hơn mức bình thường 10 đến 15%.

Tôi cho rằng đó là vấn đề tư tưởng. Nông dân ta vốn cần cù, chịu khó nhưng tư tưởng nhiều người còn thủ cựu, còn bị kìm hãm. Họ bảo thủ nên khi vận động để làm lợi cho họ mà có khi không làm hoặc làm nhưng ẩu. Làm cho chính mình, có người hướng dẫn ở đó thì đúng nhưng không có là làm sai. Làm cho chính mình nhưng có hỗ trợ mới tích cực còn không thì qua loa, đại khái.

Ngoài ra, nông dân không nên mở rộng diện tích trồng ớt tràn lan, tránh việc bị ép giá. Trước đó, giá ớt chỉ còn 6.000 - 7.000 đồng/kg thay vì gần 30.000 đồng/kg, khiến nhiều nông dân thua lỗ, phải phá bỏ vườn ớt đang thu hoạch.