Giá Cá Lóc Giống Giảm Mạnh

Những hộ ương nuôi cá lóc ở xã Khánh Hòa (Châu Phú) và xã Hòa Lạc (Phú Tân - An Giang) cho biết, nếu trước đây, nguồn cá lóc giống từ 300.0000 - 350.000 đồng/kg nhưng vẫn không đủ cung ứng nhu cầu người nuôi thì nay giảm chỉ còn 100.000 đồng/kg.
Nguyên nhân do nông dân ồ ạt mở rộng diện tích ương nuôi dẫn đến cung vượt cầu nên giá cá giống giảm. Ngoài ra, cá lóc thịt thương phẩm cũng gặp khó khăn về đầu ra, giá giảm chỉ còn 20.000-22.000 đồng/kg, nên nhiều nông dân cũng quay lưng với nghề nuôi cá lóc thịt.
Có thể bạn quan tâm

Là một trong những nông sản chủ lực của Hậu Giang, thế nhưng thời gian qua đầu ra của trái khóm còn khá bấp bênh, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở nội địa. Vì vậy, mỗi khi vào vụ thu hoạch rộ, sản lượng cung cấp cho thị trường rất lớn, khó tiêu thụ, giá cả sụt giảm, khiến cho hiệu quả kinh tế không cao.

Những năm gần đây, do thị trường tiêu thụ khó khăn nên nhiều nhà vườn tại TP.HCM đã chuyển từ trồng mai sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Nhưng với Mã Văn Phương (khu phố 7, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) lại khác, anh quyết bám nghề, và được mệnh danh là “phù thủy” trồng mai ghép.

Từ sự năng động, mạnh dạn cùng quyết tâm làm giàu, vợ chồng anh Nguyễn Công Minh và chị Hà Thị Hải ở thôn Nghĩa Xuân, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên (Bắc Giang) đã xây dựng thành công mô hình trang trại nuôi thủy sản, đem lại doanh thu mỗi năm từ vài trăm triệu đến một tỷ đồng.

Chạy xe máy dọc theo tuyến quốc lộ 80 từ Ba Hòn (Kiên Lương) đến Mũi Nai (TX Hà Tiên) tôi không khỏi giật mình xót xa khi chứng kiến vạt rừng cây đước, cây mắm ven biển bị người dân chặt phá loang lổ để làm ao nuôi tôm.

Vụ cà phê 2014-2015 đang bắt đầu bước vào mùa thu hoạch. Không khí chuẩn bị cho mùa vụ mới diễn ra sôi động ở các nông hộ. Phấn khởi hơn, năm nay, không chỉ giá cả ở mức cao mà năng suất cà phê cũng tăng hơn năm trước, hứa hẹn một năm trúng mùa đến với bà con nông dân.