Giá Cá Điêu Hồng Tăng Cao Kỷ Lục, Chủ Bè Thu Lãi Lớn

Nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè ở Tiền Giang vô cùng phấn khởi do giá cá nằm ở mức 41.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với tuần trước. Với giá này, họ có thể lãi trên 50 triệu đồng mỗi bè khi thu hoạch.
Giá thu mua cá điêu hồng tại bè là 40.000 đồng/kg nếu bắt cá bằng ghe đục. Đối với trường hợp thương lái bắt cá bằng hình thức đóng bao, bơm oxy thì mức giá cao hơn 1.000 đồng/kg, khoảng 41.000 đồng/kg.
Đây là mức giá cá điêu hồng cao “kỷ lục” từ trước tới nay, với giá bán cá hiện nay người nuôi có lãi từ 11.000- 12.000 đồng/kg.
Trước đây cá điêu hồng rớt giá mạnh trong thời gian dài do các thông tin sai lệch nên nông dân nuôi cá lỗ nặng phải “treo bè”, thậm chí bán bè dẫn đến lượng cá điêu hồng cung ứng cho thị trường giảm mạnh.
Mặt khác, các thông tin về dịch bệnh trên gia súc, gia cầm thời gian gần đây cũng đã thu hút người tiêu dùng quay trở lại đối với thủy sản, trong đó có cá điêu hồng.
Trước tình hình giá cá điêu hồng thương phẩm tăng mạnh, nhiều chủ bè đang tranh thủ tìm nguồn cá giống chất lượng để thả nuôi vụ mới.
Hiện nay, giá cá giống dao động khoảng 34.000-35.000 đồng/kg (loại 100-120 con/kg)./.
Có thể bạn quan tâm

Nếu lấy mốc thời gian năm 1996 (thời điểm Công ty Agifish xuất khẩu container cá basa đầu tiên vào thị trường Mỹ) để đề cập đến quá trình phát triển của một sản phẩm quốc gia thì đến nay, nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL đã “ngót nghét” gần 20 năm. Trong quãng thời gian ấy, có hàng chục ngàn người làm giàu một cách nhanh chóng, nhà máy chế biến thủy sản ra đời như “nấm mọc sau mưa”.

Từ chỗ toàn ngành chỉ XK được 11 triệu USD, không đủ cho việc nhập vật tư thiết bị cho SX trong nước, đến nay đã XK khoảng 6,5 tỷ USD; từ chỗ cả ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản chỉ cung cấp được 600.000 tấn thủy hải sản cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, đến nay đã SX trên 3 triệu tấn.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông lâm ngư (KNLN) Thừa Thiên Huế Bùi Thị Hải Yến cho biết, gần đây đơn vị thực hiện nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản xen ghép mang lại hiệu quả khả quan. Mô hình nuôi tôm sú-rong câu trong ao nước lợ thực hiện thí điểm trong năm 2014 mang lại kết quả như mong đợi. Ưu điểm của mô hình là giãn khoảng cách vụ nuôi, tác động tương hỗ giữa thực vật (rong biển) và động vật (tôm) đến môi trường, hạn chế tối đa dịch bệnh và mang lại lợi nhuận cao.

Theo thông báo của Tổng cục Quản lý Vệ sinh, An toàn và Chất lượng Thực phẩm quốc gia (SENASICA) Mexico, kể từ ngày 29/7, hàng hóa của các nước có nguồn gốc động vật, thực vật và thủy sản, nhập khẩu vào Mexico phải tuân theo quy định mới về kiểm dịch.

Những người nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh đang đau đầu vì sản phẩm của mình phải cạnh tranh với tổ yến nhập khẩu. Hiện chưa có đánh giá cụ thể nào về tỷ lệ tổ yến nhập khẩu đang được bày bán trên thị trường nhưng điều nhìn thấy rõ nhất là giá tổ yến trong nước đã giảm gần 50%.