Gia Bình (Bắc Ninh) Chủ Động Phòng Chống Dịch Tai Xanh Bảo Vệ Đàn Lợn

Những năm gần đây, thường cứ vào tháng 5-6 là thời điểm dịch bệnh tai xanh lại bùng phát trên đàn lợn và diễn biến phức tạp. Để giảm thiểu thiệt hai do dịch bệnh gây ra, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch.
Các hộ chăn nuôi được hướng dẫn tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng toàn bộ khu chăn nuôi, đường làng ngõ xóm, các chợ buôn bán, điểm giết mổ gia súc; Đặc biệt là các điểm, vị trí chôn lợn bị bệnh trong các đợt dịch trước; tăng cường kiểm dịch, kiểm soát giết mổ. Thực hiện tiêm phòng vắc-xin bắt buộc 100% số đầu lợn để phòng các bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, đóng dấu, phó thương hàn...
Đồng thời, tuân thủ nuôi dưỡng theo quy trình kỹ thuật của cơ quan chuyên môn nhằm nâng cao sức đề kháng; lợn nái khi mua về phải được nuôi cách ly trước khi nhập đàn tránh lây lan mầm bệnh, không mua con giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Phải báo ngay với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng khi phát hiện dịch bệnh để có biện pháp đối phó.
Có thể bạn quan tâm

Việc người dân vùng Bảy Núi - An Giang đào cây thốt nốt bán cho thương lái Trung Quốc đã xảy ra vài năm nay và nhiều lần dư luận cảnh báo nhưng tình hình vẫn tiếp diễn.

Một so sánh khá “chua chát” được GS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng trường Đại học Nam Cần Thơ, đồng thời là một chuyên gia trong ngành lúa gạo đưa ra tại hội thảo “Tiêu thụ hàng nông sản trong bối cảnh hội nhập.

Xúc tiến thương mại đối với mặt hàng gạo là vấn đề cần thiết trong bối cảnh xuất khẩu gạo đang bế tắc đầu ra. Tuy nhiên, gạo của Việt Nam hiện nay không có gì đặc biệt, vẫn chủ yếu là gạo trắng hạt dài thì rất khó có thể cạnh tranh với các thị trường.
Khi cho đàn heo ăn xong, vợ chồng anh Vương đi rẫy hái ớt. Khoảng 4 tiếng đồng hồ sau, vợ chồng anh về đến nhà thì tá hỏa đàn heo đang khỏe mạnh bỗng nhiên chết bất thường. Vốn liếng gia đình đầu tư vào đàn heo bị mất trắng.

Nhiều loại trái cây ở nước ngoài vốn mọc hoang dã trong tự nhiên, hoặc được trồng để làm cảnh, nhưng khi về Việt Nam lại được săn lùng và bán với giá cả triệu đồng một kg.