Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gây Quỹ Xóa Nghèo Từ Đất Công

Gây Quỹ Xóa Nghèo Từ Đất Công
Ngày đăng: 07/06/2014

Sử dụng quỹ đất công, giao cho các tổ chức đoàn thể tăng gia sản xuất để gây quỹ rồi cho chính các hội viên của mình vay để xóa đói giảm nghèo - một cách làm hay của xã Kon Thụp (huyện Mang Yang, Gia Lai).

Những đồng vốn nặng nghĩa tình

Ông Đinh Tú – Chủ tịch UBND xã Kon Thụp kể rằng ngay từ những ngày sau giải phóng, xã đã có kho thóc do các thôn, làng tự nguyện đóng góp để giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn; các thầy cô giáo đến công tác trên địa bàn xã… Theo thời gian, với cuộc sống càng ngày càng được cải thiện, người nghèo đã cần đến một hình thức khác hơn - đó là vốn để xóa nghèo. Vậy là một cách làm thực tế hơn của xã đã ra đời: Gây quỹ xóa nghèo từ đất công…

Bên con đường nhựa phẳng phiu cắt ngang qua xã, dù chỉ mới qua vài trận mưa đầu mùa, những khoảnh sắn mới trồng từ đầu vụ đã rợp một màu xanh mướt. Theo quy ước, các doanh nghiệp được giao đất trồng cao su phải để lại 50m mỗi bên để cho địa phương cấp đất cho dân sản xuất. Xã Kon Thụp sau khi chia cho các hộ thiếu đất sản xuất, phần còn lại được chia về cho các Hội đoàn thể như Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân, Hội Cựu chiến binh… sản xuất gây quỹ.

Các hội tự vận động hội viên góp ngày công, giống; tổ chức, phân công hội viên của hội mình chăm sóc, thu hoạch. Tiền thu được ngoài việc sử dụng vào các công việc chung, phần lớn sẽ dành cho các hội viên nghèo vay sau khi xem xét, đánh giá theo tiêu chí. Bình quân mỗi hộ được duyệt vay 3 triệu đồng/lần. Đầu vụ cho vay, cuối vụ thu hoạch trả lại… Theo báo cáo của các hội đoàn thể, đến thời điểm này, các hộ nghèo vay tiền đều trả sòng phẳng. Không có tình trạng vay nợ không trả.

Xóa dần việc bán “lúa non”

Nguồn tiền thu được từ nguồn quỹ của các hội đoàn thể không nhiều, mỗi năm chỉ thu được chừng trên dưới trăm triệu; số hội viên nghèo được vay vốn sản xuất từ quỹ xóa nghèo cũng không nhiều nhưng sự tác động của quỹ cũng đã thấy rõ. Nổi bật là đã giảm áp lực bán hoa màu, lúa non của nhiều hộ nghèo trên địa bàn xã Kon Thụp… Anh Hi, làng Dơ Nâu, xã Kon Thụp là thành viên Hội Nông dân, một trong những hộ được hưởng lợi từ việc được vay 3 triệu đồng từ quỹ này của Hội Nông dân xã.

"Từ ngày các hội đều có quỹ, tuy việc “cắm quán” thế chấp lúa non chưa chấm dứt hẵn nhưng so với trước đây thì đã giảm được rất nhiều”.

Anh Chưn 
Anh Hi cho biết: “Trước đây cứ vào đầu vụ sản xuất là mình phải chạy vạy khắp nơi để “cắm quán”. Cuối vụ, họ tính lãi khiến mình choáng cả đầu. Từ ngày có quỹ hội, mình không phải chịu cảnh chạy vạy khổ sở như trước nữa…”. Còn anh Chưn, cũng ở làng Dơ Nâu kể:

“Năm trước nhà mình phải vay của người ta 2 triệu đồng mua gạo ăn. Họ ra giá: Cứ mỗi triệu cuối vụ phải trả lãi 300 nghìn đồng. Để “chắc ăn” họ còn bắt mình phải “thế chấp” rẫy mì non. Vậy là cuối vụ, tiền lãi mình phải trả tương đương một nửa rẫy sắn thế chấp…

Anh Chưn cũng cho biết, từ ngày các hội đều có quỹ, tuy việc “cắm quán” thế chấp lúa non chưa chấm dứt hẵn nhưng so với trước đây thì đã giảm được rất nhiều. “Phong trào gây quỹ hội bằng nguồn đất công tuy hãy còn rất khiêm tốn về quy mô nhưng ý nghĩa xã hội của nó thì không hề nhỏ.

Chính vì vậy mà các hội viên đều rất hăng hái và tự giác trong mọi công việc. Họ hiểu rằng đây là việc làm rất thiết thực để giúp đỡ, khơi dậy lòng tự trọng cho các hội viên nghèo. Hội viên nghèo thì hiểu rằng trong cuộc chiến với đói nghèo họ không đơn độc. Phía sau họ là một chỗ dựa tin cậy, một nguồn động viên lớn lao để họ nỗ lực vươn lên trong cuộc sống “ – ông Đinh Tú nói.


Có thể bạn quan tâm

Giá Trị Sản Xuất Thủy Sản Tháng 1 Bằng 108,8% So Với Cùng Kỳ 2014 Giá Trị Sản Xuất Thủy Sản Tháng 1 Bằng 108,8% So Với Cùng Kỳ 2014

Hiện các hộ nuôi đang tập trung tận thu các sản phẩm thủy sản, chuẩn bị vật tư thiết bị cải tạo ao đầm phục vụ cho vụ nuôi xuân hè. Các trại, cơ sở sản xuất giống, nuôi thương phẩm theo dõi diễn biến của thời tiết, chủ động phòng, chống rét cho đàn thủy sản bố mẹ, giống và con nuôi thương phẩm.

06/02/2015
Thị Xã Tân Châu (An Giang) Quan Tâm Phát Triển Mô Hình Nuôi Lươn Thương Phẩm Thị Xã Tân Châu (An Giang) Quan Tâm Phát Triển Mô Hình Nuôi Lươn Thương Phẩm

Lươn đồng (có tên khoa học là Monopterus albus) là loài thủy sản đang được nhiều hộ nông dân ở thị xã Tân Châu (An Giang) thả nuôi trong các bể xi măng và bể lót bạt nilong.Theo số liệu điều tra ở cuối năm 2014, toàn thị xã có 872 hộ nuôi lươn với tổng diện tích thả nuôi là 41.110 m2, trong đó tập trung nhiều ở xã Tân An với 377 hộ nuôi và chiếm 57,95 % diện tích nuôi lươn của toàn thị xã.

06/02/2015
Thú Y Thủy Sản Thiếu Và Yếu Thú Y Thủy Sản Thiếu Và Yếu

Thủy sản trở thành ngành hàng quan trọng trong việc mang về ngoại tệ cho đất nước với gần 8 tỷ USD năm 2014, trong đó riêng con tôm nước lợ đã chiếm 50% tổng kim ngạch với 4 tỷ USD giá trị xuất khẩu, kế đến là cá tra, dù chưa hết khó khăn nhưng vẫn giữ vị trí số 2 với 1,8 tỷ USD. Hai mặt hàng này vẫn là thế mạnh của thủy sản Việt.

06/02/2015
Cà Mau Thu Hoạch Cá Bổi Cà Mau Thu Hoạch Cá Bổi

Năm 2014, huyện Trần Văn Thời có gần 200 ha ao, đầm nuôi cá bổi, ước tổng sản lượng hơn 4.000 tấn. Mặc dù thời gian gần đây diện tích nuôi cá bổi thương phẩm ở huyện Trần Văn Thời ngày một tăng lên, nhưng do năm nay giá cá bổi giảm mạnh nên người dân có lãi rất thấp.

06/02/2015
Bà Rịa Vũng Tàu Đánh Bắt Ghẹ, Ốc Hương Bằng Rập Đang Ăn Nên Làm Ra Bà Rịa Vũng Tàu Đánh Bắt Ghẹ, Ốc Hương Bằng Rập Đang Ăn Nên Làm Ra

Theo ngư dân Nguyễn Văn Út, ở phường Thắng Tam (TP. Vũng Tàu), nghề rập ghẹ, ốc đã có ở đất Vũng Tàu từ những năm 90 của thế kỷ trước, là nghề truyền thống của những ngư dân gốc Bình Định, Quảng Ngãi di cư vào Nam. Ở BR-VT, ngư dân hành nghề rập ghẹ, ốc tập trung chủ yếu ở khu vực Xóm Lưới (TP. Vũng Tàu), thị rấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ), Trước đây chỉ có vài chục chiếc, nay đã phát triển mạnh với hàng trăm chiếc tàu, ghe đánh bắt ghẹ, ốc bằng rập.

06/02/2015