Gặp Vua Nuôi Tôm Ở Tuần Châu

Năm 14 tuổi, anh Trần Trọng Hoài ở khu 1, phường Tuần Châu (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đã lặn lội về quê gốc tại huyện Phù Mỹ (Bình Định) để học nghề nuôi trồng thuỷ sản. Năm 1993, trở về Tuần Châu, anh nhận thấy tại khu vực Nuỗng Đầm có thể cải tạo để nuôi thuỷ sản. Anh đã xin chính quyền cấp cho 10ha để phát triển kinh tế.
Sau khoảng 2 năm vất vả, diện tích ao đầm nuôi đã được hình thành nhưng do không có vốn nên anh chỉ nuôi cua, cá, tôm theo phương pháp quảng canh với mục tiêu lấy ngắn nuôi dài. Theo từng năm, anh đã đầu tư đắp bờ kiên cố để ngăn nước thuỷ triều vào. Năm 1997, anh đã đầu tư máy móc, công nghệ và đưa tôm sú vào nuôi theo phương pháp thâm canh.
Khi đó, anh là người đầu tiên đưa máy xục khí vào nuôi tôm trên địa bàn phường. Năm 2008, anh đã đầu tư trên 200 triệu đồng để ngăn đầm thành 5 ao nuôi có diện tích từ 500m2 đến 5.000m2 để vừa ươm giống, vừa nuôi tôm thương phẩm.
Theo anh Hoài, giai đoạn đầu nuôi tôm sú ở Tuần Châu có điểm hạn chế là con tôm phát triển không đồng đều do nguồn nước bị thuỷ triều tác động nên độ mặn, lợ thay đổi liên tục, ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm.
Nhận thấy tôm thẻ chân trắng phát triển nhanh, có giá cao trên thị trường, anh đã nuôi thí điểm trên diện tích 2.000m2 ao nuôi nhưng không thành công. Không nản chí, anh tiếp tục nuôi thử nghiệm tôm thẻ chân trắng nhưng ở diện tích ao nuôi 500m2. Vụ thứ nhất, anh thu được 8 tạ, vụ thứ 2 anh thu được trên 1 tấn tôm.
Sau đó, anh vay Ngân hàng Chính sách xã hội 30 triệu đồng để đầu tư thiết bị kỹ thuật, mua con giống, đầu tư hệ thống điện để nuôi theo hướng công nghiệp. Theo kinh nghiệm của anh Hoài, nuôi tôm thẻ chân trắng không nên thả mật độ dày, gây ra ngạt và hạn chế sự sinh trưởng của tôm.
Thông thường anh thả từ 50 - 70 con/m2 mặt nước, thời gian nuôi khoảng 90 ngày được thu hoạch. Bên cạnh đó, phải thường xuyên kiểm tra để giữ ổn định lượng nước, độ mặn của ao nuôi và phải có ao dự trữ để xử lý nguồn nước thải nhằm hạn chế dịch bệnh. Việc nuôi phải luân phiên ao, vụ trước đã nuôi, vụ sau chuyển sang ao khác để đảm bảo độ ổn định, hạn chế dịch bệnh.
Vì vậy, tôm của gia đình anh vụ nào cũng phát triển tốt, trung bình khoảng 50 con/kg. Năm 2013, gia đình anh đã thu được 5 tấn tôm thẻ chân trắng, giá tôm ổn định từ 140.000 - 200.000 đồng/kg, thị trường tiêu thụ thuận lợi, chủ yếu là Hạ Long, Hà Nội…
Không chỉ nuôi tôm thẻ chân trắng, anh còn để 1ha ao đầm nuôi kết hợp cá song và nuôi cua. Mỗi năm cho sản lượng khoảng 3 tạ cua và 4 tạ cá song. Từ mô hình phát triển nuôi trồng thuỷ sản này, trừ chi phí mỗi năm gia đình anh thu nhập trên 700 triệu đồng.
Không những nuôi tôm giỏi, anh Hoài còn chia sẻ kinh nghiệm giúp đỡ cho 10 hộ gia đình trên địa bàn phường Tuần Châu nuôi tôm thẻ chân trắng cho hiệu quả kinh tế cao. Năm nào anh Hoài cũng được nhận danh hiệu là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Gia đình anh Nguyễn Đình Trọng, thôn 16, xã Hương Lạc (Lạng Giang) làm nghề “gột” lợn hàng chục năm nay. Anh mua gom lợn giống ở nhiều nơi để “gột” nhưng không tiêm vắc-xin phòng bệnh. Đầu tháng 11 vừa qua, một số con có triệu chứng bỏ ăn, sưng phù đầu rồi lăn ra chết, sau đó lây lan ra hàng chục con lợn khác, thiệt hại khoảng 20 triệu đồng. Anh Trọng cho biết: “Mỗi đợt, tôi vào đàn hàng trăm con lợn, nuôi một tháng rồi bán nên chỉ chăm sóc để mã đẹp, dễ bán. Khi nào lợn bị bệnh tôi mới tiêm thuốc”.

Chính phủ nên tiếp tục triển khai BHNN với quy mô rộng hơn có sự hỗ trợ của nhà nước về phí bảo hiểm cho người nông dân, và phải gắn với các chương trình phát triển khác của nông nghiệp.

Đến thôn Dục Quang những ngày này, xe tải tấp nập chở đầy mía tím đi tiêu thụ. Anh Nguyễn Văn Thêm, một trong những chủ hộ có diện tích mía lớn trong thôn cho biết: “Trước đây, với 2 sào ruộng chân vàn cao, luôn thiếu nước, vợ chồng tôi cấy lúa nhưng thường mất mùa. Năm 2003, qua tìm hiểu và trồng thử nghiệm thấy cây mía tím phù hợp với đồng đất, cho hiệu quả kinh tế cao nên tôi quyết định chuyển hẳn sang trồng mía”.

SX nông nghiệp đang ghi nhận những tín hiệu vui trở lại sau thời gian dài ảm đạm. Sáu tháng đầu năm 2014, SX nông nghiệp khá thuận lợi khi không có thiên tai, dịch bệnh, toàn ngành chỉ có mối lo lớn là tiêu thụ nông sản.

Tham gia dự án có 19 hộ, mỗi hộ được vay gần 30 triệu đồng trong hai năm, mức phí 0,7%/tháng (8,4%/năm) và được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc. Đến nay, Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương đã giải ngân được 22 lượt dự án với tổng số quỹ gần 10 tỷ đồng, giúp hàng trăm hội viên có thêm vốn phát triển sản xuất.