Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gặp Vua Nuôi Tôm Ở Tuần Châu

Gặp Vua Nuôi Tôm Ở Tuần Châu
Ngày đăng: 09/11/2014

Năm 14 tuổi, anh Trần Trọng Hoài ở khu 1, phường Tuần Châu (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đã lặn lội về quê gốc tại huyện Phù Mỹ (Bình Định) để học nghề nuôi trồng thuỷ sản. Năm 1993, trở về Tuần Châu, anh nhận thấy tại khu vực Nuỗng Đầm có thể cải tạo để nuôi thuỷ sản. Anh đã xin chính quyền cấp cho 10ha để phát triển kinh tế.

Sau khoảng 2 năm vất vả, diện tích ao đầm nuôi đã được hình thành nhưng do không có vốn nên anh chỉ nuôi cua, cá, tôm theo phương pháp quảng canh với mục tiêu lấy ngắn nuôi dài. Theo từng năm, anh đã đầu tư đắp bờ kiên cố để ngăn nước thuỷ triều vào. Năm 1997, anh đã đầu tư máy móc, công nghệ và đưa tôm sú vào nuôi theo phương pháp thâm canh.

Khi đó, anh là người đầu tiên đưa máy xục khí vào nuôi tôm trên địa bàn phường. Năm 2008, anh đã đầu tư trên 200 triệu đồng để ngăn đầm thành 5 ao nuôi có diện tích từ 500m2 đến 5.000m2 để vừa ươm giống, vừa nuôi tôm thương phẩm.

Theo anh Hoài, giai đoạn đầu nuôi tôm sú ở Tuần Châu có điểm hạn chế là con tôm phát triển không đồng đều do nguồn nước bị thuỷ triều tác động nên độ mặn, lợ thay đổi liên tục, ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm.

Nhận thấy tôm thẻ chân trắng phát triển nhanh, có giá cao trên thị trường, anh đã nuôi thí điểm trên diện tích 2.000m2 ao nuôi nhưng không thành công. Không nản chí, anh tiếp tục nuôi thử nghiệm tôm thẻ chân trắng nhưng ở diện tích ao nuôi 500m2. Vụ thứ nhất, anh thu được 8 tạ, vụ thứ 2 anh thu được trên 1 tấn tôm.

Sau đó, anh vay Ngân hàng Chính sách xã hội 30 triệu đồng để đầu tư thiết bị kỹ thuật, mua con giống, đầu tư hệ thống điện để nuôi theo hướng công nghiệp. Theo kinh nghiệm của anh Hoài, nuôi tôm thẻ chân trắng không nên thả mật độ dày, gây ra ngạt và hạn chế sự sinh trưởng của tôm.

Thông thường anh thả từ 50 - 70 con/m2 mặt nước, thời gian nuôi khoảng 90 ngày được thu hoạch. Bên cạnh đó, phải thường xuyên kiểm tra để giữ ổn định lượng nước, độ mặn của ao nuôi và phải có ao dự trữ để xử lý nguồn nước thải nhằm hạn chế dịch bệnh. Việc nuôi phải luân phiên ao, vụ trước đã nuôi, vụ sau chuyển sang ao khác để đảm bảo độ ổn định, hạn chế dịch bệnh.

Vì vậy, tôm của gia đình anh vụ nào cũng phát triển tốt, trung bình khoảng 50 con/kg. Năm 2013, gia đình anh đã thu được 5 tấn tôm thẻ chân trắng, giá tôm ổn định từ 140.000 - 200.000 đồng/kg, thị trường tiêu thụ thuận lợi, chủ yếu là Hạ Long, Hà Nội…

Không chỉ nuôi tôm thẻ chân trắng, anh còn để 1ha ao đầm nuôi kết hợp cá song và nuôi cua. Mỗi năm cho sản lượng khoảng 3 tạ cua và 4 tạ cá song. Từ mô hình phát triển nuôi trồng thuỷ sản này, trừ chi phí mỗi năm gia đình anh thu nhập trên 700 triệu đồng.

Không những nuôi tôm giỏi, anh Hoài còn chia sẻ kinh nghiệm giúp đỡ cho 10 hộ gia đình trên địa bàn phường Tuần Châu nuôi tôm thẻ chân trắng cho hiệu quả kinh tế cao. Năm nào anh Hoài cũng được nhận danh hiệu là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Hô biến cau non thành cau khô, thương lái thu lợi gấp 7 lần Hô biến cau non thành cau khô, thương lái thu lợi gấp 7 lần

Với từng trái cau non được thu mua, thương lái chế biến thành cau khô và bán sang Trung Quốc giá từ 100.000 - 120.000 đồng/kg (gấp 7 lần so với giá cau non).

07/09/2015
Bất cập giá thức ăn chăn nuôi Bất cập giá thức ăn chăn nuôi

Là mặt hàng bình ổn giá có sự kiểm soát của Chính phủ, giá nguyên liệu chế biến đã giảm từ giữa năm 2014, nhưng đến nay giá thức ăn chăn nuôi khi đến tay người chăn nuôi vẫn còn cao.

07/09/2015
Tính kế sách mới cho ngành lúa gạo Việt Nam Tính kế sách mới cho ngành lúa gạo Việt Nam

Sau gần 30 năm đổi mới, sản xuất lúa gạo ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc và vươn lên đứng thứ nhất, nhì thế giới về xuất khẩu gạo. Tuy nhiên hiện nay năng suất lúa gạo của chúng ta đã tới hạn, khó có thể tăng được nữa, trong khi thị trường đang có dấu hiệu đổi chiều buộc chúng ta phải tính đến một kế sách và hướng đi mới…

07/09/2015
Đến hẹn lại rớt giá Đến hẹn lại rớt giá

Bà con trồng thanh long lâu năm đã quen với điệp khúc... “đến hẹn lại rớt giá”. Năm 2014, cũng thời điểm tháng 8, thanh long rớt giá chỉ còn 2.000 - 3.000 đồng/kg, thậm chí phải đổ cho bò ăn, nhưng vẫn khan hiếm thanh long đạt chuẩn để xuất khẩu sang thị trường khó tính.

07/09/2015
Giá trị xuất khẩu tiêu giảm nhẹ dù giá vẫn tăng Giá trị xuất khẩu tiêu giảm nhẹ dù giá vẫn tăng

7 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tiêu tăng 1,9% (dù lượng giảm hơn 20%) so với cùng kỳ năm trước nhưng tính tới hết 8 tháng, xuất khẩu tiêu lại có sự đổi thay khi giảm cả lượng lẫn giá trị, với mức giảm lần lượt là giảm 21,7% về khối lượng và giảm 1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

07/09/2015