Gặp Nông Dân Trồng Lúa Thảo Dược

Trồng lúa, xay gạo để nấu cơm, chế biến bột, làm bún, làm bánh… là chuyện bình thường, nhưng chế biến gạo thành trà uống quả là độc đáo. Ý tưởng này đang được nông dân Trần Thanh Phương thực hiện.
Anh Phương giới thiệu với chúng tôi hai lọ thủy tinh: Một đựng gạo lức vừa tách vỏ, một đựng gạo rang mà anh gọi là… trà. Không chờ khách hỏi thêm, anh giải thích, đây là loại trà được chế biến từ giống lúa gạo đỏ. Sau khi tách vỏ, hạt gạo lức còn nguyên màng bao, đem rang chín vàng, bỏ vào ấm, cho nước đun sôi 100 độ C trong vài phút là thành trà uống có vị thơm, đăng đắng nhưng hậu ngọt. Uống trà lúc đói không bị cồn cào dạ dày, mà còn có cảm giác đỡ đói và đỡ mệt.
Anh giải thích thêm, gạo lức của giống lúa đỏ có chứa các hàm lượng Omega-3-6-9, sắt, các vitamin A, E, K, B (B1-B12…), Gama Oryzanol… giúp giảm cholesterol. Khoảng hơn tháng nay, sau khi chế biến được loại trà từ gạo lức, khách đến nhà chơi, anh mang trà ra đãi, để thăm dò thị hiếu người tiêu dùng, nhằm hoàn thiện ý tưởng chế biến trà từ gạo lức.
Giống lúa gạo đỏ để chế biến thành trà gạo lức, anh Phương đã tuyển chọn từ giống lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1 và đem trồng vụ hè thu 2013 được 500m2. Sau khi thu hoạch được khoảng 300kg, anh lấy vài kg bóc vỏ rang làm trà. Anh nói: “Phải tuyển chọn lúa gạo đỏ để chế biến trà gạo lức bởi chúng chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn và có màu nước giống trà”.
Hiện tại, loại gạo lức thảo dược Vĩnh Hòa 1 được Công ty Khoa học - Công nghệ Vĩnh Hòa (Nghệ An) đóng gói bán tại thị trường Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh giá 40.000 đồng/kg. Tuy nhiên, ý tưởng của anh chế biến trà từ gạo lức lúa đỏ sẽ đóng gói vài trăm gram có thể bán được giá cao hơn so với giá gạo lức, giúp nâng cao giá trị kinh tế gạo đặc sản, nông dân vừa có vốn tái đầu tư và mở rộng sản xuất.
Anh Phương “bật mí” cách chế biến trà từ gạo lức lúa đỏ: Rang chín vàng, cho vào lọ thủy tinh hoặc hộp giấy có thể sử dụng lâu dài mà không sợ ẩm mốc. Khi rang, tuyệt đối không được ướp gia vị, không đem vo hoặc ngâm nước nhằm tránh rửa trôi các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe và giữ được hương vị của gạo.
Ý tưởng đã có nhưng khi bắt tay vào thực hiện không dễ chút nào. Theo anh Phương, cái khó trước mắt là tiếp tục lai tạo để rút ngắn thời gian sinh trưởng của giống lúa gạo đỏ từ 115-120 ngày xuống còn dưới 100 ngày như các giống lúa đang trồng đại trà hiện nay, nhằm đảm bảo sản xuất đúng lịch thời vụ và thu hoạch cùng thời điểm, tránh bị chuột phá hại và dịch bệnh, rầy nâu, sâu hại tấn công.
Lai tạo thành giống lúa ngắn ngày nhưng phải đảm bảo giữ được chất lượng ban đầu, giữ được các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng. Cho nên, anh vừa tiếp tục sản xuất thử nghiệm, nghiên cứu quy trình sản xuất và nhân giống để tăng diện tích. Về khâu sản xuất trà gạo lức, cần nghiên cứu công nghệ chế biến phù hợp và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đóng gói bao bì sao cho đẹp mắt,…
... “Anh Phương “bật mí” cách chế biến trà từ gạo lức lúa đỏ: Rang chín vàng, cho vào lọ thủy tinh hoặc hộp giấy có thể sử dụng lâu dài mà không sợ ẩm mốc. Khi rang, tuyệt đối không được ướp gia vị, không đem vo hoặc ngâm nước nhằm tránh rửa trôi các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe và giữ được hương vị của gạo”...
Có thể bạn quan tâm

Cận tết, nhiều người đổ xô về vùng quê để “săn” gà nòi. Họ chủ yếu tìm gà nòi đá trong dịp Tết hoặc bán lại cho những tay đá gà chuyên nghiệp ở TP Hồ Chí Minh lấy lời. Nhiều người dân “thức thời” nuôi gà nòi để cận Tết “xuất chuồng” và chỉ cần vài con gà chiến là bán đủ tiền tiêu xài trong dịp Tết.

Với nhiều người, sau mỗi ngày làm việc vất vả thì không có gì thú vị hơn việc được nhâm nhi tách trà nóng, mạn đàm chuyện thế thái nhân tình và ngắm cảnh sắc thiên nhiên thu gọn trong những chậu cảnh muôn hình vẻ… Cũng từ cây cảnh, nhiều người đã kiếm bộn tiền.

Bà Rịa Vũng Tàu, ngày 30 tháng 01 năm 2015 - Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Spotlight chính thức khởi công xây dựng nhà máy sản suất thức ăn chăn nuôi. Nhà máy tọạ lạc trên diện tích 3 ha tại KCN Cái Mép, xã Tân Phước, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Tổng công suất nhà máy là 150.000 tấn/năm. Trong đó, thức ăn chăn nuôi 100.000 tấn/năm và thức ăn thuỷ sản là 50.000 tấn/năm. Với tổng chi phí đầu tư khoảng 12.5 triệu USD, dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động trong năm 2016.

Sáu giờ, nhiều ngư dân vội vã chèo thúng chai vào bờ để kịp giao những con tôm hùm trắng còn búng tanh tách cho thương lái để bán lại cho các bè ươm nuôi tôm hùm thương phẩm. Cảnh mua bán nhộn nhịp diễn ra ngay trên bờ biển. Thương lái nhẹ nhàng đếm từng con tôm hùm trắng và trả tiền ngay cho ngư dân.

Theo Tổng cục Thủy sản, ước tổng sản lượng thủy sản tháng 1/2015 đạt 413.000 tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, sản lượng khai thác đạt 225.000 tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2014. Sản lượng nuôi trồng tháng 1 đạt 188.000 tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2014.