Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gạo Việt thua Campuchia hậu quả của mạnh ai người nấy làm

Gạo Việt thua Campuchia hậu quả của mạnh ai người nấy làm
Ngày đăng: 27/10/2015

Nhận định về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng, thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam sang một số thị trường chính như Trung Quốc đang mất dần vào tay Campuchia, Thái Lan, Myanmar hay Ấn Độ…

GS Trần Đình Long với tư cách là Chủ tịch Hội giống cây trồng Việt Nam đã chia sẻ những giải pháp để khắc phục tình trạng này.

Thưa ông, mặc dù vẫn là thị trường chính, nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc liên tục giảm trong những năm gần đây. Theo ông, đâu là nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng này?

- Những năm gần đây thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc ngày một giảm.

Nguyên nhân là do, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc chủ yếu là gạo có chất lượng thương phẩm thấp, chủ yếu xuất theo con đường tiểu ngạch không chính thống vì vậy hầu hết phụ thuộc vào các doanh nghiệp của Trung Quốc. Giá cả đều phụ thuộc vào người mua, ta không chủ động được giá bán vì cung vượt cầu.

Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa đủ điều kiện về nguồn lực (cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, kho tàng…

Thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao trong thương mại) vì vậy không tự quyết và điều khiển được giá cả xuất khẩu gạo, đặc biệt số lượng gạo với chất lượng và giá thấp lại chiếm đa số.

Để khắc phục các yếu điểm trên trước hết phải tổ chức lại khâu sản xuất. Quy hoạch vùng và chủng loại giống để nâng cao tỷ lệ giống lúa có chất lượng cao, giá trị từ 600 USD/tấn trở lên.

Phải có đủ kho tàng để dự trữ gạo, chủ động và điều khiển giá theo các hợp đồng chính ngạch, cương quyết không chạy theo số lượng. Liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau để có thể chủ động được giá cả theo hợp đồng. Gạo Việt đang gặp sự cạnh tranh gay gắt từ những nước như Campuchia, Lào...

Tại sao từ 1 nước xuất khẩu gạo lớn hàng đầu thế giới, Việt Nam lại đứng trước nguy cơ thua Campuchia thưa ông? - Thực ra, việc thắng thua trong xuất khẩu gạo cũng không phải là vấn đề lớn.

Vì cơ chế thị trường là bình đẳng, nếu cạnh tranh lành mạnh thì không sao, các nước có quyền như nhau.

Trên thực tế số lượng gạo của Campuchia và Lào vẫn còn khiêm tốn, vì vậy chất lượng gạo của họ cao hơn, đương nhiên sẽ có lợi thế cạnh tranh.

Trong khi chúng ta chạy theo số lượng lớn, từ khâu sản xuất, chế biến, thương mại đều yếu kém:

Không điều khiển được cơ cấu giống chất lượng cao, sản xuất theo kiểu mạnh ai người ấy làm, loại trừ một số doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo chuỗi sản phẩm, nhưng số lượng gạo chất lượng cao còn quá nhỏ.

Theo ông, chất lượng gạo có phải cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến gạo Việt Nam không thể cạnh tranh được với các nước như Thái Lan, Ấn Độ?

- Chính xác là như vậy. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu vẫn là khâu tổ chức sản xuất kém. Không có mối liên kết chịu trách nhiệm của người sản xuất với các doanh nghiệp thương mại.

Các doanh nghiệp thương mại chủ yếu là tổ chức mua - bán. Không chú trọng khâu thương mại với khâu tổ chức vùng sản xuất.

Việt Nam cần phải hình thành nhiều tập đoàn sản xuất và xuất khẩu gạo lớn, đủ mạnh theo ngành hàng và phải huy động tổng lực từ chính sách của nhà nước, đầu tư vốn, khoa học công nghệ và hình thức tổ chức sản xuất lúa gạo.

Chỉ sản xuất lúa gạo chất lượng cao với chi phí thấp, mới có thể cạnh tranh được với với bất kỳ thị trường nào.

Có nhận định cho rằng, Việt Nam dù có nhiều giống lúa nhưng gạo xuất khẩu lại không có thương hiệu, bản sắc riêng và chất lượng cũng không cao. Xin ông cho nhận xét về các giống lúa đang được Việt Nam lựa chọn trồng?

- Hiện tại, Việt Nam có một số giống địa phương hoặc giống đặc sản: ví dụ các loại gạo tám, gạo thơm như Nàng thơm…Loại thứ hai là các giống lúa cải tiến (giống mới) như Jasmine- 85, OM4900, St 5…RVT… (gạo hạt dài), ĐS1, ĐS3…(gạo hạt tròn - Japonica)…

Các loại giống mới mà có chất lượng thương phẩm cao, giá bán trên 600 USD/tấn, trong đó giống lúa hạt tròn xuất khẩu sang Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan có giá tới 1.200 USD/tấn (đã xuất thử nghiệm gạo hạt tròn ĐS1 sang Nhật).

Vấn đề là chúng ta phải liên kết lại: Nông dân, Doanh nghiệp, nhà nước, khoa học công nghệ phải là một. Đi theo cùng một hướng, xuất khẩu lúa gạo mới đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập Á - Âu, ASEAN, TPP…


Có thể bạn quan tâm

Thanh Long Bình Thuận “Gập Ghềnh” Nơi Biên Giới Thanh Long Bình Thuận “Gập Ghềnh” Nơi Biên Giới

Thanh long Bình Thuận xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thông qua hai cửa khẩu: Pò Chài và Hà Khẩu. Mỗi năm tại các cửa khẩu đã tiêu thụ hơn 300.000 tấn thanh long Bình Thuận (chiếm 65% sản lượng thanh long toàn tỉnh). Song, con đường trái thanh long đến với thị trường Trung Quốc đầy “gập ghềnh” nơi biên giới.

10/12/2014
Thu Nhập Cao Từ Vườn Cây Ăn Quả Thu Nhập Cao Từ Vườn Cây Ăn Quả

Ông Nguyễn Xuân Định (khu Tân Mai, phường Đông Mai, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) nổi tiếng ở thị xã với nguồn thu nhập cao từ vườn cây ăn trái. Nhiều năm trước, ông Định đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp, áp dụng tốt kỹ thuật chăm sóc cây trên cơ sở đặc tính của từng loại cây trồng từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích đất vườn đồi. Mô hình phát triển kinh tế của ông đã được nhiều gia đình học tập kinh nghiệm và làm theo.

10/12/2014
Được Mùa Ruốc Biển Được Mùa Ruốc Biển

Vừa trở về sau chuyến khai thác ruốc biển, ông Phan Cảo (thôn Thủy Đầm, phường Ninh Thủy) cho biết, khai thác ruốc không phải là nghề chính của ngư dân Ninh Thủy, nhưng năm nay ruốc xuất hiện dày nên nhiều tàu thuyền khai thác xa bờ ở Ninh Thủy đã tranh thủ ở lại bờ để khai thác.

11/12/2014
Huyện Cai Lậy (Tiền Giang) Đa Dạng Hóa Các Mô Hình Nuôi Thủy Sản Nước Ngọt Huyện Cai Lậy (Tiền Giang) Đa Dạng Hóa Các Mô Hình Nuôi Thủy Sản Nước Ngọt

Cùng với chuyển giao kỹ thuật, nhân rộng những mô hình nuôi thủy sản hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai, lao động và trình độ nông dân, huyện chú trọng khai thác hợp lý tiềm năng mặt nước, đa dạng hóa các mô hình nuôi và hình thức nuôi, tạo nguồn nông sản tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.

11/12/2014
Người Nuôi Cá Sặc Bổi “Lao Đao” Người Nuôi Cá Sặc Bổi “Lao Đao”

Là loài cá đặc sản được ưa chuộng nhưng hiện nay, việc tìm đầu ra cho cá sặc bổi gặp khó khăn. Đến kỳ thu hoạch cá sặc bổi, nông dân liên hệ nhiều lần nhưng thương lái vẫn không thèm đến...

11/12/2014