Gạo Thái Lan đối mặt khủng hoảng

Chính phủ Thái Lan muốn người nông dân chuyển từ trồng lúa sang mùa khô sang trồng các loại cây khác có giá trị cao hơn để tăng thu nhập và giảm bớt tình trạng dư thừa sản lượng gạo - Ảnh: Bloomberg.
Đối với Chính phủ của Thủ tướng Prayuth Chan-Ocha, lập lại sự cân bằng cho thị trường gạo và cải thiện thu nhập cho nông dân là những vấn đề chủ yếu trong chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xử lý kho gạo tồn 13 triệu tấn để lại từ thời cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Trong thời gian cầm quyền, cựu Thủ tướng Yingluck đã chi 25 tỷ USD để thu mua lúa gạo với giá cao nhằm hỗ trợ nông dân, kết quả là kho gạo khổng lồ hiện nay.
“Chính phủ Thái Lan hiện nay chắc chắn sẽ không can thiệp vào giá lúa gạo”, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan Chatchai Sirakulya phát biểu.
“Chúng tôi muốn giá cả biến động phù hợp với cơ chế thị trường. Chúng tôi muốn tập trung hơn vào việc tăng cường sức mạnh cho người nông dân."
Lượng nước ở 4 hồ chứa chính ở các tỉnh miền Trung Thái Lan đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1993 do tác động của hiện tượng El Nino. Miền Trung là khu vực chiếm khoảng một nửa sản lượng gạo của Thái Lan trong mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau ở nước này.
“Chúng tôi đang lo ngại về tình hình khô hạn ngày càng căng thẳng”, ông Chatchai cho biết. “Thời tiết này có thể gây thiệt hại cho mùa màng. Chính phủ hy vọng nông dân sẽ không trồng lúa trong mùa khô bởi chúng tôi đã cảnh báo trước họ về tình trạng thiếu nước”.
Bộ trưởng Chatchai cho hay, Chính phủ Thái Lan muốn người nông dân chuyển từ trồng lúa sang mùa khô sang trồng các loại cây khác có giá trị cao hơn để tăng thu nhập và giảm bớt tình trạng dư thừa sản lượng gạo.
Tháng trước, giá chuẩn của gạo Thái Lan đã giảm xuống mức 350 USD/tấn, thấp nhất từ năm 2007 - theo số liệu của Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan.
Năm ngoái, sản lượng gạo của Thái Lan vượt quá nhu cầu tiêu thụ trong nước khoảng 50%, trong khi sản lượng cao su nước này vượt cầu nội địa 7 lần - theo thống kê của Chính phủ Thái.
Sản lượng gạo thô của Thái Lan trong niên vụ 2015-2016 có thể giảm xuống mức 22,98 triệu tấn, thấp nhất kể từ niên vụ 1996-1997 nếu nông dân nước này không cấy lúa trong mùa khô bắt đầu từ tháng 11 năm nay. Mức sản lượng dự báo này giảm 30% so với sản lượng 32,62 triệu tấn của niên vụ trước.
Ngược lại, nếu nông dân Thái vẫn trồng lúa trong mùa khô trên 20% diện tích canh tác, sản lượng gạo thô của nước này có thể đạt 24,69 triệu tấn.
Hiện tượng El Nino đang làm thay đổi thời tiết trên toàn cầu. Trong đó, nhiều phần của khu vực châu Á nóng lên, trong khi mưa lớn xảy ra ở nhiều vùng của Nam Mỹ. Nhiều cánh đồng ở châu Á đang đối mặt nguy cơ trở nên nứt nẻ và mùa màng trên toàn cầu có thể bị gián đoạn.
Chính phủ Thái Lan muốn nông dân nước này chuyển sang canh tác những loại cây trồng giá trị cao mà thị trường đang có nhu cầu, đồng thời giảm sản lượng lúa thông qua chính sách phân vùng cây trồng tự nguyện.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 3/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Dũng họp chỉ đạo một số sở, ngành tỉnh, huyện liên quan xúc tiến đầu tư các dự của Công ty TNHH MTV Việt - Úc trên địa bàn tỉnh. Hiện tại, Công ty TNHH MTV Việt - Úc xin đầu tư 4 dự án gồm: Ðầu tư xây dựng khu sản xuất tôm sú và thẻ chân trắng bố mẹ tại đảo Hòn Khoai; Khu sản xuất giống thuỷ sản tập trung (giai đoạn II) và trung tâm giống cấp I tại huyện Ngọc Hiển; Nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao; Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản tại Khu Công nghiệp Khánh An, huyện U Minh.

Khi nghe lãnh đạo xã Hòa Phú (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) cho biết hộ ông Lê Minh ở thôn Đông Lâm mỗi năm xuất bán 2 triệu con cá giống, hơn 300 tấn cá thịt thương phẩm và hàng chục con bò, tổng doanh thu 12 - 14 tỷ đồng, lãi ròng khoảng 1,3 - 1,5 tỷ đồng, ai trong chúng tôi cũng bán tín bán nghi.

Chế biến và nuôi trồng thủy sản là một trong những lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và kéo dài nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Các cấp, các ngành, các chuyên gia về môi trường đã đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt nhằm giúp địa phương giải quyết vấn đề này một cách lâu dài và bền vững.

Theo Phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định toàn huyện hiện có 2.367 tàu cá, tổng công suất 653.271 CV, trong đó có 1.750 tàu cá công suất từ 90 CV trở lên thường xuyên đánh bắt xa bờ. Nhờ các chính sách phát triển thủy sản của Nhà nước đi vào cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân đầu tư đóng mới, cải hoán tàu cá và trang bị các thiết bị hiện đại trên tàu, nên thời gian bám biển và sản lượng khai thác cao hơn trước.

Hiện nhiều vựa cua trên địa bàn An Giang và Đồng Tháp lo lắng do lũ kém, mưa ít nên sản lượng không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường nên luôn sốt giá.