Gần 800 Ha Mía Bị Bệnh, Thiệt Hại Hàng Tỉ Đồng

Công ty cổ phần mía đường - nhiệt điện Gia Lai cho biết bệnh trắng lá mía đang gây hại cho gần 800 ha mía ở các huyện Phú Thiện, Ia Pa (Gia Lai), là vùng nguyên liệu mía lớn nhất của nhà máy này.
Bệnh xuất hiện ở diện tích mía lưu gốc lẫn mía trồng mới, hiện vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để trị bệnh. Nếu bệnh nặng có thể giảm năng suất đến hơn 20%. Hiện nhà máy đang có kế hoạch hỗ trợ từ 500.000 - 2 triệu đồng/ha đối với diện tích mía bị phá bỏ.
Thiệt hại cho 1 ha mía bị phá bỏ từ 25 - 40 triệu đồng. Chi cục Bảo vệ thực vật Gia Lai đã khuyến cáo người dân phá bỏ diện tích mía bị nhiễm bệnh, thu gom tiêu hủy để loại trừ mầm bệnh, tránh lây lan sang diện rộng và trồng các loại cây khác trên diện tích mía bị bệnh, sau một năm mới trồng lại mía.
Có thể bạn quan tâm

Đề án tái cơ cấu ngành Chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được Bộ NN&PTNT phê duyệt tháng 5/2014 cho thấy những chuyển biến tích cực. Vì vậy, khắc phục điểm yếu và tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu là nhiệm vụ quan trọng của ngành trong hội nhập.

Gần 20 năm về trước, gia đình ông Nguyễn Văn Tân (SN 1959, ở thôn Phú Diễn Trong, xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) thuộc diện nghèo khó của địa phương. Nhưng với hai bàn tay trắng, ông đã xây dựng nên một cơ nghiệp với doanh thu mỗi năm 700 triệu đồng và trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Là thú y viên trực thuộc Trạm Thú y huyện Hoài Ân (Bình Định) thường xuyên tiếp xúc vật nuôi nên trong huyết quản của anh luôn nóng cái “máu” chăn nuôi.

Hơn 3 năm thâm nhập vào khu dân cư, Chương trình GAHP (thực hành chăn nuôi an toàn) thuộc Dự án Cạnh tranh Ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP) của Lâm Đồng đã mang lại những hiệu quả tích cực về giảm thiểu tác động môi trường, tăng cường vệ sinh an toàn trong chuỗi cung ứng sản phẩm thịt, nâng cao lợi nhuận cho người chăn nuôi…

Từ một người nghèo khó, phải đi làm mướn mới đủ tiền nuôi sống gia đình… đến nay, gia đình ông đã có “của ăn, của để” và giúp đỡ những người khó khăn. Đó là ông Nguyễn Văn Ân (ấp Thanh Đăng, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang), 1 lão nông sản xuất - kinh doanh giỏi nhiều năm liền, với mô hình nuôi bò hiệu quả cao.