Gần 600 Ha Ca Cao Bị Đốn Bỏ

Bà Nguyễn Thị Phương Loan - Trưởng phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng, cho biết: từ tháng 12 năm 2012 đến nay, diện tích ca cao của Lâm Đồng đã giảm từ 1.645,6 ha xuống còn 1.095 ha.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đốn bỏ cây ca cao hàng loạt của bà con nông dân trong thời gian qua là do tình hình sâu bệnh hại diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do giá ca cao giảm mạnh trong thời gian dài từ 60.000 đ/kg vào cuối năm 2012 xuống còn 35.000 đ/kg (tháng 8/2013). Như vậy, với năng suất ca cao trung bình hiện nay khoảng 8,02 tạ/ha thì thu nhập của người dân chỉ từ 5 đến 10 triệu đồng/ha, như vậy là quá thấp.
Trước tình hình trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng đã chỉ đạo thực hiện rà soát tình hình sản xuất ca cao tại địa phương, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nhằm ổn định tâm lý của người dân. Đồng thời, Ban Quản lý Dự án ca cao Lâm Đồng đã đưa ra những giải pháp, chính sách hỗ trợ về vốn, khoa học công nghệ, thị trường tiêu thụ và tổ chức sản xuất hợp lý để đưa ca cao trở thành cây trồng ổn định tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Trong suốt một thời gian dài, các cấp, các ngành, địa phương đã tập trung chỉ đạo, triển khai công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, từng bước xây dựng nền nông nghiệp Đồng Tháp phát triển bền vững.

Ngày 24/4, Hiệp hội Thủy sản tỉnh Đồng Tháp tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2015-2020. Theo Hiệp hội Thủy sản, tính đến cuối năm 2014, vùng nuôi thủy sản tỉnh đạt 7.600ha, sản lượng 474.500 tấn, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt trên 541 triệu USD (tăng 3,6 lần so với đầu nhiệm kỳ), sản phẩm cá tra có mặt gần 100 thị trường trên thế giới.

Vốn một thời hứng chịu cảnh tàn phá bởi “bom rơi đạn xới”, nhưng làng quê Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh hôm nay đang từng bước chuyển mình, khẳng định sức sống mới ngay trên vùng căn cứ cách mạng năm xưa.

Hậu Giang hiện có trên 10.000ha cam sành, tập trung chủ yếu ở thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành. Tuy nhiên diện tích này bị thu hẹp từng ngày bởi dịch bệnh vàng lá gân xanh đang tàn phá nặng nề.
Những năm gần đây, mô hình nuôi bồ câu phát triển khá mạnh tại nhiều địa phương trong tỉnh Khánh Hòa. Đây là vật nuôi đầu tư thấp nhưng hiệu quả cao.