Gần 60.000ha Lúa ĐBSCL Đang Bị Nhiễm Rầy Hại Lúa

Hiện có gần 60.000ha lúa Đông Xuân ở Đồng bằng sông Cửu Long đang bị nhiễm rầy, đặc biệt là rầy nâu trưởng thành.
Số rầy nâu trưởng thành đã di trú từ những diện tích lúa Hè Thu sớm (Xuân Hè) giai đoạn dưới 20 ngày tuổi đã xuống giống trên 10.000ha ở các tỉnh Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An, với mức độ rất cao (1.380.000 con/đèn/đêm tại Đồng Tháp vào ngày 23/2/2013). Riêng tại Sóc Trăng đã có trên 1.000ha bị thiệt hại nặng.
Để bảo vệ sản xuất vụ lúa Hè Thu năm nay, Cục Trồng trọt khuyến cáo các tỉnh cần quản lý chặt lịch xuống giống và lịch né rầy, bảo đảm “gieo sạ tập trung đồng loạt, né rầy,” nhằm tránh bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá tái phát ở ngay giai đoạn đầu vụ; vận động nông dân vệ sinh đồng ruộng, áp dụng kỹ thuật canh tác lúa “3 giảm, 3 tăng,” “1 phải, 5 giảm,” quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), “công nghệ sinh thái” và sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng.”
Để hạn chế khả năng chích hút và đẻ trứng của rầy, nông dân cần đưa nước vào ruộng “ôm nước” đến chảng ba cây để che chắn cho lúa Hè Thu sớm dưới 20 ngày tuổi. Nếu rầy cám nở rộ với mật số 3-5 con/tép dùng thuốc chống lột xác, không sử dụng thuốc tác động rộng làm mất cân bằng hệ sinh thái và bộc phát rầy cuối vụ.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Tây Nam Bộ, nhiệt độ tháng Ba và Tư năm 2013 phổ biến ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm , có khả năng gây tình trạng thiếu nước vào đầu vụ lúa Hè Thu.
Lượng mưa các tháng Ba và Tư năm 2013 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, trong thời gian này có khả năng xảy ra nhiều đợt mưa trái mùa hơn bình thường, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng cây lúa và sự phát sinh, phát triển của một số đối tượng dịch hại trên lúa, đặc biệt là rầy nâu .
Do vậy, các tỉnh cần rà soát lại hệ thống thủy lợi nội đồng, nhanh chóng tu sửa những nơi xuống cấp, đảm bảo chủ động nước tưới, tiêu phục vụ sản xuất. Mỗi vùng nên bố trí 4-5 giống chủ lực, nhưng một giống chủ lực không chiếm quá lớn (trên 20% diện tích ); ngoài ra, cần chọn thêm 3-4 giống bổ sung và một số giống triển vọng. Diện tích gieo trồng giống lúa nhiễm rầy nâu nặng không quá 10%, gieo trồng giống IR 50404 và không vượt quá 20% trong cơ cấu giống lúa.
Đối với vùng sản xuất lúa đặc sản, chất lượng cao, cần xây dựng kế hoạch sản xuất và chăm sóc riêng để quản lý dịch hại, bảo vệ năng suất, sản lượng và an toàn cho sản xuất các vụ sau.
Các tỉnh cần khuyến cáo nông dân tăng sử dụng giống xác nhận, áp dụng biện pháp sạ hàng, sạ thưa, không sử dụng lãng phí lượng lúa giống gieo sạ, lượng giống sử dụng không quá 100 kg/ha; áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật để giảm giá thành, thu hoạch bằng cơ giới, sấy sau thu hoạch nhằm giảm thất thoát và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Các tỉnh cần c ủng cố hoạt động của b an chỉ đạo phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá các cấp, cần tăng cường công tác kiểm tra, bám sát đồng ruộng, tích cực thăm đồng, phát hiện rầy nâu và hướng dẫn nông dân phòng trị kịp thời, không để lây lan trên diện rộng nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
Có thể bạn quan tâm

Để thu được một triệu đồng tiền lãi từ nuôi các loài cá truyền thống (cá trắm, cá mè, cá trôi, cá chép…), một người nông dân có thể phải sử dụng đến hàng trăm m2 ao nuôi, nhưng với anh Nguyễn Hữu Tân, ở tổ 1, phường Tân Quang, thị xã Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang), chỉ với 3 chiếc lồng nuôi cá, rộng 8 m2 mỗi lồng, trung bình hàng năm đem về cho anh 70-80 triệu đồng tiền lãi.

Sau 23 năm phục vụ quân đội, năm 1990 ông Năng Văn Tuyến, thôn Quan Ngoại, xã Tam Quan (Tam Đảo) trở về địa phương với hai bàn tay trắng. Kinh tế gia đình ông ngày càng khó khăn và vất vả, bởi nguồn thu nhập gia đình lúc đó chủ yếu dựa vào 5 sào ruộng. Năm 1996, ông Tuyến đã bàn với gia đình mua 2 mẫu diện tích đất đồi của HTX với thời gian 50 năm để trồng cây ăn quả và chăn nuôi.

Mô hình chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Khoái Châu (Hưng Yên) được bắt đầu phát triển từ năm 2003 với sự hỗ trợ theo chương trình đề án chăn nuôi bò sữa của tỉnh, triển khai tại các xã vùng màu, vùng bãi, vùng bối. Tuy nhiên, sau một thời gian đàn bò sữa trên địa bàn huyện bị giảm do một số con bị ốm không chữa được, do đẻ khó, một số con sau khi nuôi bị vô sinh, sữa kém nên phải loại thải. Thị trường tiêu thụ sữa gặp khó khăn, giá sữa xuống thấp trong thời gian dài, người chăn nuôi bò sữa được lãi thấp, thậm chí bị thua lỗ nên một số hộ đã bán bò để thu hồi vốn trả nợ ngân hàng. Cùng thời điểm, giá bò lai sind giá lên cao, lãi nhiều, chăn nuôi lại đơn giản hơn bò sữa, nhiều hộ giảm bò sữa chuyển sang chăn nuôi bò lai sind, lấy giống cho bò sữa bằng bò lai sind. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ thú y còn mỏng, thiếu kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh và thụ tinh nhân tạo; giá đầu vào như thức ăn tinh, công lao động, thuốc thú y... tăng cao trong khi giá sữa lại thấp và kéo dài, làm cho chăn nuôi

Theo Chi cục Thủy sản Cần Thơ, từ giữa tháng 3/2013, giá cá tra nguyên liệu trên địa bàn thành phố ở mức 19.500 - 21.000 đồng/kg, đến đầu tháng 4, giá cá nhích lên 500 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất dao động từ 23.000 - 24.000 đồng/kg. Ở thời điểm giá cá tra nguyên liệu tăng nhẹ thì giá cá tra giống lại giảm 3.000 đồng/kg so với tháng trước.

Không chịu sức ép từ gà thải loại nhập lậu, trong khi khu cầu thực dịp tết tăng mạnh nên gà chăn nuôi trong nước được giá. Người tiêu cũng tin tưởng hơn vì gà chất lượng bảo đảm dịp Tết còn người chăn nuôi phấn khởi vì có thêm thu nhập.