Gần 486 Ha Đầm Phá Được Bảo Vệ, Phát Triển Thủy Sản

Sáng 27-12, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị đánh giá công tác triển khai hệ thống khu bảo vệ thủy sản (BVTS) trên đầm phá năm 2014, triển khai kế hoạch năm 2015.
Năm 2014, trên địa bàn tỉnh thành lập thêm 7 khu BVTS, nâng số khu BVTS lên 17 với 485,7ha, chiếm khoảng 2,2% diện tích đầm phá toàn tỉnh. Chi cục đang xúc tiến hồ sơ thành lập thêm 1 khu BVTS Gành Lăng, xã Lộc Bình (Phú Lộc). Trong năm, Chi cục bổ sung tái tạo gần 20 vạn con giống thủy sản tại các khu BVTS; trồng 1.500 cây ngập mặn; ngoài ra, dự án Sáng kiến và Phát triển địa phương thích ứng biến đổi khí hậu (VIE 003) hỗ trợ thả tái tạo 20 ngàn con tôm sú giống, 2.000 con cua xanh. Đánh giá tại hội nghị cho thấy, hầu hết các khu BVTS đã phát huy hiệu quả, nguồn lợi thủy sản ngày càng phục hồi, đa dạng và dồi dào...
Năm 2015, toàn tỉnh phấn đấu thành lập thêm 5 khu BVTS với diện tích khoảng 200ha đầm phá.
Có thể bạn quan tâm

Qua 05 năm triển khai thực hiện Quyết định 875 của UBND tỉnh về giải quyết tình trạng đất lâm nghiệp bị bao, lấn chiếm. Đến nay, việc giải quyết tình trạng bao lấn chiếm, sử dụng đất lâm nghiệp không đúng mục đích đã cơ bản hoàn thành.

Từ chỗ trồng thử nghiệm 2 hécta chanh leo cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, đến nay, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) nâng diện tích trên 50 hécta. Cây chanh leo đang hứa hẹn là cây xóa đói, giảm nghèo hiệu quả ở Tri Lễ.

Niên vụ 2014-2015 Tân Châu có trên 6.800 ha mía, theo trạm bảo vệ thực vật Tân Châu, diện tích cây mía bị sâu đục thân gây hại tính đến nay là gần 1.000ha, trong đó xã Tân Hưng có trên 240 ha, xã Tân Thành gần 200 ha, xã Suối Dây trên 160 ha…. Tỷ lệ nhiễm từ 5-15%.

Để nâng cao thu nhập cho nông dân, vụ xuân năm 2014, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Nam Định đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Nghĩa Hưng mở rộng mô hình chuyển đổi đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang trồng dưa lê với quy mô 5ha tại xã Nghĩa Thành (Nghĩa Hưng).

Còn gần 2 tháng nữa vụ thu hoạch mía 2014 – 2015 bắt đầu, trong khi ngành mía đường cả nước nói chung và Tây Ninh nói riêng đang gặp khó khăn do giá đường xuống thấp, sản phẩm đường sản xuất ra khó tiêu thụ, tồn kho tăng cao… Thì hiện nay, người trồng mía Tây Ninh phải lao đao vì sâu bệnh tấn công.