Gần 33 Ha Tôm Nuôi Bị Chết Ở Thừa Thiên Huế

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế, đến ngày 22/5 trên địa bàn tỉnh có gần 33 ha tôm nuôi bị chết; trong đó chuyên tôm sú gần 14 ha ở huyện Quảng Điền, Phú Lộc, Hương Trà và tôm chân trắng 19 ha ở huyện Phong Điền, Phú Lộc.
Tôm nuôi chết bị bệnh đốm trắng, hội chứng gan tụy, đầu vàng và một số bệnh do môi trường, thả nuôi từ 40-50 ngày tuổi. Hiện, bệnh ở tôm nuôi đã được khống chế, tuy nhiên do thời tiết diễn biến phức tạp nên Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh khuyến cáo người dân không tự ý cấp, thoát nước ra vào hồ nuôi khi chưa được sự cho phép của ngành chức năng.
Có thể bạn quan tâm

Nấm linh chi lâu nay được người dân ví như một trong những loại thảo dược quý nên đang là sản phẩm “hot” trên thị trường. Nắm bắt được nhu cầu đó, Công ty CP Chế biến lâm sản Hương Giang đã tận dụng mùn cưa để sản xuất sản phẩm mang thương hiệu nấm linh chi “Made in Huế”.

Bên cạnh đó, nguồn tài trợ này sẽ góp phần xây dựng các giải pháp sáng tạo, thích hợp cho Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tài trợ trước xuất khẩu, tài trợ thu hồi và tài trợ liên quan đến dự án, mở rộng mạng lưới khách hàng quốc tế.

Những tưởng gần đến Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, giá rau sẽ tăng, song thực tế những ngày này, đa số các hộ trồng rau ở ngoại thành Hà Nội đều buồn bã vì giá rau "rẻ như cho".

Gừng đá là loài cây quý hiếm của Bắc Kạn. Tuy nhiên việc khai thác ồ ạt ngoài tự nhiên, trồng manh mún đã khiến giống gừng này đứng trước nguy cơ bị thoái hóa. Thử nghiệm khoa học thành công trong việc trồng gừng đá mở ra hướng bảo tồn và phát triển kinh tế từ giống cây quý này.

Những ngày cận Tết Giáp Ngọ, giá lúa tại ĐBSCL tăng cao khiến nhiều nông dân vui mừng. Đáng tiếc là sản lượng vụ này không có nhiều để bán.