Gần 1.800 Ha Chè Bị Sâu Bệnh Hại

Hiện nay, cây chè đang ở giai đoạn phát triển búp, tuy nhiên, một số loại sâu bệnh đã xuất hiện gây hại.
Cụ thể, hơn 730ha chè bị nhiễm rầy xanh, tỷ lệ hại trung bình 2,5 - 5% nơi cao 6 - 15%, búp bị hại; 635ha bị hại bởi bọ cánh tơ, tỷ lệ hại trung bình 3,1 - 6,5%, nơi cao 10 - 15% búp bị hại; diện tích chè bị ảnh hưởng bởi bọ xít muỗi là 310, tỷ lệ hại trung bình 1,6 - 3,5%, nơi cao 5 - 12% búp bị hại.
Ngoài ra, có gần 100ha bị nhện đỏ và thối búp, tỷ lệ bị nhện đỏ hại trung bình 1,2 - 2,5%, nơi cao 5 - 9% lá bị hại, tỷ lệ bệnh thối búp trung bình 1,7 - 3,4%, nơi cao 6,5 - 20% búp bị hại.
Dự báo, trong thời gian tới, các đối tượng rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, nhện đỏ tiếp tục gây hại. Do vậy, Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Thái Nguyên (BVTV) đã chỉ đạo Trạm BVTV các huyện, thành, thị hướng dẫn người dân tích cực theo dõi, phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời. Đối với rầy xanh, dùng các thuốc hoá học như Applaud10WP, Encofezin 10 WP, Butyl 10 WP với lượng 0,5 - 1,5 kg/ha, pha với 320 - 500 lít nước; Padan 50 SP, với lượng 1,5kg pha với 500 lít nước, Padan 4G với lượng 10 - 20 kg/ha rải vào gốc...
Bọ cánh tơ, sử dụng các loại thuốc hoá học: Bestox 5 EC với lượng 0,4 - 0,6 lít/ha pha với 400 lít nước. Nhện đỏ, dùng các loại thuốc như: Rufast 3EC với lượng 0,15 lít/ha pha với 400 lít nước; Comite 73 EC với lượng 8 - 25 ml/10 lít nước và phun 400 - 700 lít nước thuốc/ha; Nissorun 5 EC dùng 0,4 - 0,6 lít/ha pha với 400 lít nước. Bị xít muỗi, dùng các loại thuốc hoá học như Applaud 10WP, Encofezin 10WP, Butyl 10WP với lượng 0,5 - 1,5kg/ha pha với 320 - 500 lít nước…
Có thể bạn quan tâm

Qua tổng hợp của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, đến cuối năm 2012 diện tích thanh long toàn tỉnh Bình Thuận đạt 19.419 ha; trong 6 tháng đầu năm 2013 nông dân các huyện, thị xã đã trồng mới 717 ha, nâng diện tích thanh long lên 20.136 ha, vượt so với quy hoạch đến năm 2015 là 5.136 ha thanh long.

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 13 cơ sở, vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Trong đó, có 4 cơ sở cây ăn trái, 2 cơ sở rau màu và 7 cơ sở thủy sản. Nông sản đạt chứng nhận GlobalGAP trên cây ăn trái chủ yếu trên bưởi Năm Roi, cam sành, nhãn, chôm chôm, mận, xoài,…

Với giá bán 3.800-6.000 đồng/kg dưa hấu, vụ dưa hấu cuối cùng trong năm của bà con đất cồn (thuộc xã An Thủy - Ba Tri, Bến Tre) được đánh giá là có lãi khá cao. Do đặc thù của vùng đất, từ nhiều năm nay, bà con đất cồn không trồng vụ dưa hấu Tết vì “đụng hàng” với dưa của miền Đông và các tỉnh lân cận.

Sau nhiều năm năng suất tôm trên đất trồng lúa kém hiệu quả, ông Ngô Văn Hùng, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau), sáng tạo bằng cách chia nhỏ vuông tôm để nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến, kết quả năng suất tôm tăng trên 50%, lúa đạt trên 20 giạ/công.

Đến với ong là một sự tình cờ và gắn bó với nó như một cái duyên. Nhưng cái duyên đó đã mang lại thu nhập cao cho gia đình ông Phùng Văn Bắt, thôn Đoàn Kết, xã Hòa Sơn, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn).