Gần 1.400 Hộ Tham Gia Bảo Hiểm Nông Nghiệp

Sau hơn 1 năm thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) về cây trồng, vật nuôi và thủy sản theo Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đã bước đầu đạt được những kết quả đáng mừng...
Hà Nội đã chọn 2 huyện là Chương Mỹ thực hiện bảo hiểm lợn và huyện Ba Vì thực hiện bảo hiểm trên đàn bò sữa.Theo Ban chỉ đạo BHNN Hà Nội, tính đến cuối tháng 4.2013, về bảo hiểm bò sữa trên địa bàn huyện Ba Vì có 16/19 xã đã triển khai với tổng số bò sữa tham gia bảo hiểm là 1.027 con. Số hộ tham gia bảo hiểm 334 hộ.
Tổng số phí bảo hiểm gần 1,6 tỷ đồng (trong đó ngân sách hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng). Việc giải quyết bồi hoàn, số bò sữa rủi ro bồi hoàn 49 con, số tiền bồi hoàn là hơn 1,3 tỷ đồng (83,7% tổng số tiền tổng thu). Về thực hiện bảo hiểm lợn, Thành phố đã chọn 3 xã thuộc huyện Chương Mỹ (gồm Trung Hòa, Tốt Động, Đại Yên) và 3 xã thuộc huyện Ba Vì (gồm Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài).
Tại huyện Chương Mỹ, số hộ tham gia bảo hiểm 1.034 hộ (trong đó 244 hộ nghèo, 71 hộ cận nghèo, 719 hộ bình thường). Số lợn tham gia bảo hiểm 8.302 con (tổng đàn lợn thuộc 3 xã 10.567 con), tỷ lệ lợn tham gia bảo hiểm 78,6%/ so với tổng đàn). Tổng số phí bảo hiểm 970,5 triệu đồng (trong đó ngân sách hỗ trợ 702,2 triệu đồng). Việc giải quyết bồi hoàn, số lợn chết 193 con, số tiền bồi hoàn là 346,21 triệu đồng (35,6% tổng số tiền tổng thu).
Theo Ban Chỉ đạo thí điểm BHNN T.Ư tính đến thời điểm 30.4.2013 có 234.233 hộ dân đã tham gia ký hợp đồng bảo hiểm (trong đó có 80,8% là hộ nghèo), với giá trị bảo hiểm cây trồng, vật nuôi và thủy sản là 5.437.574 triệu đồng, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc là 303.295 triệu đồng.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn-Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, khẳng định BHNN là đúng đắn và rất cần thiết nhằm hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp, chủ động khắc phục và bù đắp những thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai dịch bệnh gây ra góp phần bảo đảm ổn định an sinh xã hội nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
Những khó khăn trong quá trình triển khai thí điểm BHNN mà các tỉnh, thành, trong đó có Hà Nội thường gặp phải đó là BHNN là loại hình bảo hiểm mới rất phức tạp, lần đầu tiên làm thí điểm nên chưa có kinh nghiệm. Phạm vi, đối tượng, địa bàn BHNN khá rộng, mặt khác do tính chất sản xuất nông nghiệp của Việt Nam nói chung, TP. Hà Nội nói riêng là sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa tập trung; diễn biến thời tiết khí hậu, thiên tai, dịch bệnh thời gian qua rất phức tạp, tình hình giá cả thị trường, vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi nhiều biến động làm ảnh hưởng đến việc triển khai thí điểm BHNN...
Theo Ban chỉ đạo BHNN Hà Nội, để triển khai có hiệu quả thí điểm BHNN, trong thời gian tới, thành phố sẽ tăng cường công tác chỉ đạo đến các huyện, các xã, phát huy cả hệ thống chính trị vào cuộc. Chỉ đạo hệ thống thú y cơ sở trực tiếp tham gia làm đại lý để triển khai đến các hộ chăn nuôi. Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, đào tạo tập huấn đến cán bộ cơ sở và người chăn nuôi. Phối hợp chặt chẽ với Công ty cổ phần Sữa Quốc tế IDP, Công ty cổ phần Sữa Ba Vì trong việc triển khai bảo hiểm bò sữa tại các xã. Đồng thời tăng cường kiểm tra và thực hiện tốt việc đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường khi các hộ dân đã tham gia bảo hiểm...
Có thể bạn quan tâm

Những năm trước, khi mủ cao su có giá thì nhiều người đổ xô đi trồng cao su, bất kể diện tích vượt quá quy hoạch chung của tỉnh. Hiện nay, khi “vàng trắng” hết thời, rớt giá thì lại xảy ra cảnh không ít chủ vườn cao su rong cành, tỉa nhánh, thậm chí là chặt bỏ toàn bộ vườn cây một thời “làm nên cơ nghiệp” của mình. Thực trạng này đang diễn ra ở nhiều nơi trong tỉnh Tây Ninh.

Ông Nguyễn Bé Năm - Trưởng Trạm BVTV huyện Lai Vung cho biết: “Việc rụng trái non trên cây quýt do cây bị thiếu dinh dưỡng, thời tiết thay đổi bất thường và sâu bệnh”. Khi cây thiếu dinh dưỡng thì sẽ không đủ sức nuôi trái nên phải rụng bớt để dồn sức nuôi một số trái còn lại.

Ông Lư Khải Hoàng, ở ấp Nhơn Thuận 1, xã Nhơn Nghĩa A, cho biết: Dâu bòn bon năm nay không tiêu thụ được, vì người tiêu dùng trong nước không chuộng dâu này như dâu xanh, không xuất khẩu được. Hơn 20 gốc dâu bòn bon của ông đạt năng suất khoảng 2 tấn trái, nhưng từ đầu vụ đến nay không bán được trái nào. Đến nay, dâu đã rụng hơn một nửa.

Cũng như thông lệ hàng năm, vào thời điểm này mặt hàng trái cây tại ĐBSCL lại rơi vào tình trạng được mùa, mất giá, đầu ra bấp bênh.

Trong khi đó, giá gạo trong nước đang tiếp tục giảm mạnh do nguồn cung từ vụ hè thu đang tăng lên ở ĐBSCL. Các doanh nghiệp xuất khẩu đã mua lúa với giá 6,6 triệu đồng/tấn vào 2 tuần trước, giá giảm xuống 4,2 triệu đồng trong tuần trước và chỉ còn 4 triệu đồng trong tuần này.