Gần 1.400 Hộ Tham Gia Bảo Hiểm Nông Nghiệp

Sau hơn 1 năm thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) về cây trồng, vật nuôi và thủy sản theo Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đã bước đầu đạt được những kết quả đáng mừng...
Hà Nội đã chọn 2 huyện là Chương Mỹ thực hiện bảo hiểm lợn và huyện Ba Vì thực hiện bảo hiểm trên đàn bò sữa.Theo Ban chỉ đạo BHNN Hà Nội, tính đến cuối tháng 4.2013, về bảo hiểm bò sữa trên địa bàn huyện Ba Vì có 16/19 xã đã triển khai với tổng số bò sữa tham gia bảo hiểm là 1.027 con. Số hộ tham gia bảo hiểm 334 hộ.
Tổng số phí bảo hiểm gần 1,6 tỷ đồng (trong đó ngân sách hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng). Việc giải quyết bồi hoàn, số bò sữa rủi ro bồi hoàn 49 con, số tiền bồi hoàn là hơn 1,3 tỷ đồng (83,7% tổng số tiền tổng thu). Về thực hiện bảo hiểm lợn, Thành phố đã chọn 3 xã thuộc huyện Chương Mỹ (gồm Trung Hòa, Tốt Động, Đại Yên) và 3 xã thuộc huyện Ba Vì (gồm Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài).
Tại huyện Chương Mỹ, số hộ tham gia bảo hiểm 1.034 hộ (trong đó 244 hộ nghèo, 71 hộ cận nghèo, 719 hộ bình thường). Số lợn tham gia bảo hiểm 8.302 con (tổng đàn lợn thuộc 3 xã 10.567 con), tỷ lệ lợn tham gia bảo hiểm 78,6%/ so với tổng đàn). Tổng số phí bảo hiểm 970,5 triệu đồng (trong đó ngân sách hỗ trợ 702,2 triệu đồng). Việc giải quyết bồi hoàn, số lợn chết 193 con, số tiền bồi hoàn là 346,21 triệu đồng (35,6% tổng số tiền tổng thu).
Theo Ban Chỉ đạo thí điểm BHNN T.Ư tính đến thời điểm 30.4.2013 có 234.233 hộ dân đã tham gia ký hợp đồng bảo hiểm (trong đó có 80,8% là hộ nghèo), với giá trị bảo hiểm cây trồng, vật nuôi và thủy sản là 5.437.574 triệu đồng, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc là 303.295 triệu đồng.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn-Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, khẳng định BHNN là đúng đắn và rất cần thiết nhằm hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp, chủ động khắc phục và bù đắp những thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai dịch bệnh gây ra góp phần bảo đảm ổn định an sinh xã hội nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
Những khó khăn trong quá trình triển khai thí điểm BHNN mà các tỉnh, thành, trong đó có Hà Nội thường gặp phải đó là BHNN là loại hình bảo hiểm mới rất phức tạp, lần đầu tiên làm thí điểm nên chưa có kinh nghiệm. Phạm vi, đối tượng, địa bàn BHNN khá rộng, mặt khác do tính chất sản xuất nông nghiệp của Việt Nam nói chung, TP. Hà Nội nói riêng là sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa tập trung; diễn biến thời tiết khí hậu, thiên tai, dịch bệnh thời gian qua rất phức tạp, tình hình giá cả thị trường, vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi nhiều biến động làm ảnh hưởng đến việc triển khai thí điểm BHNN...
Theo Ban chỉ đạo BHNN Hà Nội, để triển khai có hiệu quả thí điểm BHNN, trong thời gian tới, thành phố sẽ tăng cường công tác chỉ đạo đến các huyện, các xã, phát huy cả hệ thống chính trị vào cuộc. Chỉ đạo hệ thống thú y cơ sở trực tiếp tham gia làm đại lý để triển khai đến các hộ chăn nuôi. Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, đào tạo tập huấn đến cán bộ cơ sở và người chăn nuôi. Phối hợp chặt chẽ với Công ty cổ phần Sữa Quốc tế IDP, Công ty cổ phần Sữa Ba Vì trong việc triển khai bảo hiểm bò sữa tại các xã. Đồng thời tăng cường kiểm tra và thực hiện tốt việc đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường khi các hộ dân đã tham gia bảo hiểm...
Có thể bạn quan tâm

Điều cốt lõi của nông thôn mới là nâng cao chất lượng sống của nông dân, thể hiện rõ nhất ở mức thu nhập. Trong đó, 2 địa phương “đột phá” trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh đã đạt những con số ấn tượng: TX.Long Khánh đạt thu nhập bình quân 38,6 triệu đồng/người/năm (tăng hơn 2 lần so với năm 2009), Xuân Lộc đạt 37,6 triệu đồng/người/năm (tăng gấp 3 lần so với năm 2008).

Hội Làm vườn huyện Lai Vung hiện có 651 hội viên, tăng 181 hội viên so với năm 2013. Hội đã thành lập được 4 Hội Làm vườn ở các xã: Vĩnh Thới, Hòa Thành, Tân Thành, Phong Hòa. Năm 2014, Hội vận động nhà vườn tổ chức các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao như: tổ liên kết trồng quýt của Hội Cựu chiến binh xã Long Hậu, tổ hợp tác trồng thanh long, cam xoàn xã Vĩnh Thới,...

Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp (DVNN) Tân Tiến, xã Phú Đức, huyện Tam Nông vừa tổ chức Đại hội thành viên bất thường chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 và thực hiện bán cổ phần. Đây là Đại hội điểm của huyện và là HTX thứ hai của huyện Tam Nông (sau HTX Tân Cường, xã Phú Cường) tiến hành việc chuyển đổi.

Với giá bán như hiện nay, trung bình 1 tấn cá lóc thương phẩm, người nuôi sẽ có lãi trên-dưới 8 triệu đồng; người nuôi tôm càng xanh, lươn và cá tra cũng có lãi... Đặc biệt, trong tháng 12/2014, Công ty cổ phần Thủy sản IV đặt trạm thu mua tại xã Phú Thành B, đã thu mua được hơn 10,7 tấn tôm càng xanh các loại.

Theo thương lái, giá quýt đường tăng trở lại là do quýt đường ở các nơi như An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh... hết mùa. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ quýt đường lớn nhất là TP.Hồ Chí Minh đang có dấu hiệu tiêu thụ mạnh trở lại. Theo dự đoán từ đây đến Tết Nguyên đán giá quýt có thể sẽ tiếp tục tăng.