GAA Triển Khai Chương Trình Hỗ Trợ Nuôi Trồng Thủy Sản Có Trách Nhiệm

Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) đã công bố việc triển khai chương trình iBAP, một chương trình được xây dựng để giúp những người nuôi trồng thủy sản đạt chứng nhận Thực hành nuôi trồng thủy sản tối ưu (BAP).
Khoảng 5% sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu được chứng nhận bởi bên thứ 3. Mục tiêu của GAA là thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm để đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu. iBAP sẽ giúp đưa ra các sáng kiến cho các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản cải thiện và đạt chứng nhận.
Theo GAA, chữ “I” trong chương trình là viết tắt cho từ “improver” (cải tiến). Mục đích của iBAP là khuyến khích các cơ sở đủ điều kiện đạt chứng nhận BAP tham gia vào chương trình và hỗ trợ trong việc áp dụng chứng nhận BAP.
“iBAP sẽ khuyến khích việc cải tiến bằng cách mở các cơ hội kinh doanh mới" Iain Shone, giám đốc phát triển tại GAA cho biết “Thông điệp là rất có ý nghĩa: Tham gia chương trình iBAP để sản phẩm của bạn có thể tiếp cận tới nhiều khách hàng hơn và hỗ trợ sự phát triển của nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm.”
Mặc dù iBAP chủ yếu tập trung vào các trại nuôi, nhưng chương trình vẫn mở cửa đối với các phần khác của chuỗi cung ứng nuôi trồng thủy sản, trong đó có trại sản xuất giống. Các cơ sở có thể nộp đơn trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức đại diện như một nhà chế biến hoặc một khách hàng.
Có thể bạn quan tâm

Cá mú nghệ trước đây được xuất khẩu hoàn toàn qua Đài Loan. 2 năm nay, thị trường này không nhập khẩu nữa, người nuôi cá mú nghệ tại vùng đìa Bãi Giếng Nam (thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đứng ngồi không yên.

Năm 2008, huyện Lương Sơn có 6.712 hộ ở 18 cơ sở hội đăng ký gia đình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, chiến 60% hộ nông dân toàn huyện. Ngày càng nhiều những mô hình nông dân làm kinh tế giỏi có mức thu nhập từ 30 triệu đồng/năm trở lên ở các xã Hòa Sơn, Tân Vinh, Cư Yên, Nhuận Trạch, Thị trấn...

Chiều 5.8, Đoàn công tác thủy sản Nhật Bản do ông Hitoshi Kato, Hội trưởng Hội Hữu nghị Nhật- Việt tại Kan Sai dẫn đầu đã làm việc với UBND tỉnh Bình Định, Công ty cổ phần thủy sản Bình Định (BIDIFSCO) để bàn biện pháp khai thác, bảo quản và xuất khẩu cá ngừ đại dương sang thị trường Nhật Bản. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà đã tiếp và làm việc với đoàn.

Ông Bùi Văn Chen- Phó chủ tịch UBND huyện cho biết: Đến nay số diện tích thực hiện mô hình trình diễn đã thu hoạch xong. Qua đánh giá cho thấy chất lượng gạo ngon hơn hẳn những giống lúa đã trồng trên đồng đất Lạc Sơn. Năng xuất đạt được là 80 tạ/ha. Thời gian sinh trưởng của cây lúa là 128 ngày.

Cách nay vài tháng, giá heo giống trong huyện Long Mỹ (Hậu Giang) ở mức khoảng 800.000-900.000 đồng/con, nhưng hiện giá mỗi con heo giống đã tăng lên ở mức 1,3-1,4 triệu đồng/con. Đáng chú ý, trước đây heo giống khoảng trên dưới 15 kg/con mới xuất bán thì nay nhiều người đã xuất bán heo giống khi mới đạt trọng lượng trên dưới 10 kg/con do có nhiều người tìm mua.