Gà vàng ươm nhờ chất làm ve quét tường

Gà màu vàng ươm thế này có thể nhờ chất Vàng - ô.
Ông Dũng cho biết, qua nguồn tin tố giác của người dân, Thanh tra Bộ đã phát hiện một chất cấm mới trong thức ăn chăn nuôi (chủ yếu dành cho gà) có tác dụng giúp da gà có màu vàng, bóng bắt mắt.
“Qua tham khảo Học viện Nông nghiệp và Viện Chăn nuôi, chúng tôi xác định chất này có tên là Vàng – ô (VAT Yellow), trong quá trình thực nghiệm trên động vật cho thấy, chất này có thể gây ung thư”, ông Dũng nói.
Trao đổi thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, Vàng-ô là hóa chất được nhập khẩu về từ nước ngoài, dùng để nhuộm màu sợi vải hoặc được sử dụng làm nguyên liệu làm ve quét tường trong ngành xây dựng.
Chất này không được phép sử dụng trong thực phẩm vì nó có hại cho sức khỏe của con người khi ăn các loại thịt còn tồn dư chất này.
“Trong quá trình chăn nuôi, người nuôi sử dụng chất Vàng-ô trộn vào thức ăn để tạo màu vàng đẹp, bắt mắt, vốn được thị trường ưa chuộng”, ông Dương nói.
Ông Dương cũng cho hay, tập quán tiêu dùng của người Việt (thích ăn những loại thực phẩm có màu sắc bắt mắt) đã vô hình chung tiếp tay cho một bộ phận người chăn nuôi sử dụng các loại chất cấm hoặc không có trong danh mục cho phép để tạo màu sắc cho thịt.
“Thực tế, nếu sử dụng bột ngô để tạo màu cho thức ăn thì giá thành sản xuất sẽ tăng nên để thu lợi nhuận, một số cơ sở sản xuất đã dùng chất tạo màu trong xây dựng để trộn vào thức ăn chăn nuôi”.
Được biết, vụ việc đang được cơ quan công an điều tra làm rõ.
Que thử nhanh mẫu nước tiểu heo để phát hiện chất cấm.
Liên quan đến việc sử dụng chất tạo nạc, ông Dương cho biết, vừa qua Cục Chăn nuôi đã phối hợp với các nhà khoa học sản xuất thử nghiệm thành công que thử nhanh chất cấm.
Với dụng cụ này, chỉ cần nhỏ nước tiểu heo vào sau 5 phút, nếu chữ T không mất đi là có chất cấm, còn nếu chữ T biến mất thì lợn đó không có chất cấm.
Sử dụng loại que thử nhanh này rất tiện dụng, ai cũng có thể thực hiện được, ngay cả ở vùng sâu, vùng xa, những nơi không có phòng thí nghiệm.
“Tuy nhiên, theo tôi, điều quan trọng nhất là phải xã hội hóa công tác giám sát, tố giác, những người chăn nuôi chân chính, người tiêu dùng phải vào cuộc, tố giác, tẩy chay những người làm ăn gian dối để bảo vệ hình ảnh của chăn nuôi Việt Nam và quyền lợi của người tiêu dùng”, ông Dương khẳng định.
Có thể bạn quan tâm

Bước đầu qua điều tra tại một số huyện thuộc Hà Nội, Hà Tây cho thấy nông dân đã sử dụng 8 loại thuốc điều hòa sinh trưởng (thuốc trong danh mục gồm 7 loại, trong đó thuốc có chứa hoạt chất Gibberellic acid chiếm 70,9%; thuốc ngoài danh mục 1 loại).

Khoảng hai năm trở lại đây nhiều nông dân Cà Mau ồ ạt đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi cá sấu. Nhưng giấc mơ đổi đời đã thất bại, sau một thời gian nuôi, cá sấu bị chết hàng loạt hoặc tắc đầu ra khiến họ trắng tay.

Chuối là loại cây ăn trái quan trọng bậc nhất đối với Philippines về mặt sản lượng và diện tích. Do có giá trị dinh dưỡng và giá cả rẻ hơn so với xoài và khóm (dứa) nên chuối dễ tiêu thụ.

Mỗi khi mùa mưa bão về, các ngư dân huyện đảo Phú Quý phải “di dời” cá mú lồng bè tránh bão. Để đối phó, ngư dân Dương Thanh Phong – xã Long Hải (Bình Thuận) đã có ý tưởng xây ao chắn quanh bờ biển để nuôi trồng hải sản. Không những tiết kiệm đất đai và cho hiệu quả kinh tế cao, mô hình còn giúp ngư dân yên tâm vào mùa mưa bão.

Thanh Long ruột đỏ có mặt tại Việt Nam từ nhiều năm nay nhưng mới bắt đầu trồng quy mô ở các tỉnh: Bình Thuận, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh và một số ít ở TP Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long, vùng Bảy Núi tỉnh An Giang… bước đầu đã mang lại hiệu quả rất khích lệ. Giống cây ăn trái nầy còn có tên là thanh long Nữ Hoàng, tên khoa học là Hylocereus.