Gà tre Quế Sơn đặc sản xứ Quảng có gì lạ

Gà tre chỉ có ở duy nhất ở những vùng quê nghèo của huyện Quế Sơn.
Là con vật nuôi có từ lâu đời, đến nay giống gà tre Quế Sơn vẫn được người dân quê bảo tồn và chọn lọc để cho ra những con gà khỏe mạnh và thịt thơm ngon nhất.
Theo các cụ bô lão tại xã Quế Long (Quế Sơn – Quảng Nam), loài gà kiến (gà rất nhỏ con) xưa kia được người dân trong làng nuôi, thả rông trong vườn.
Ban ngày chúng đi tìm các loại thức ăn như côn trùng, mối, lúa… tối lại ngủ ở những bụi tre quanh nhà.
Lâu ngày như vậy, dân làng đặc tên cho giống gà này là gà tre và thương hiệu gà tre Quế Sơn có từ đó.
Gà tre là một sản phẩm đặc biệt của người nông dân huyện Quế Sơn, được nuôi nhiều nhất tại các xã miền núi như: Quế Long, Quế Phong, Quế An...
Có một thời, nuôi gà tre gặp nhiều khó khăn bởi sự cạnh tranh khốc liệt của các loài gà khác, nhưng người nông dân ở Quế Sơn quyết tâm giữ giống gà quý này và đến nay ở Quế Sơn nhà nào cũng nuôi gà tre.
Anh Mai Xuân Thủy (Thôn Xuân Quê 1 – Quế Long – Quế Sơn – Quảng Nam) - một người có kinh nghiệm nuôi gà tre lâu năm chia sẻ: Sau khi gà mẹ đẻ trứng, trứng được ấp nở ra gà con.
Sau một thời gian, gà con được tách mẹ và chăm sóc cho cứng cáp hơn rồi bắt đầu thả ra vườn nuôi.
Gà tre được nuôi từ nhỏ đến lớn chỉ cho ăn chủ yếu là bột cám gạo, bắp xay hay lúa, gạo...
Gà tre chính hiệu là giống gà bản địa thuần chủng nên nhỏ con, chậm lớn, có chân nhỏ màu vàng, nhanh nhẹn.
Nuôi từ 2,5 - 3 tháng là bán và gà chỉ nặng khoảng 0,7 – 0,9 kg/con.
Đặc biệt, sau khi làm thịt và nhổ lông, lớp da của gà thường là màu vàng rực như màu nghệ.
Thịt gà tre Quế Sơn rất thơm ngọt, dai và dòn.
Theo bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh – Chủ tịch Hội Nông dân xã Quế Long, từ nhiều năm nay, địa phương đã khuyến khích người dân đẩy mạnh chăn nuôi gà tre thả vườn nhằm bảo tồn và phát huy hiệu quả kinh tế từ giống gà này.
Hiện nay, toàn xã có hơn 90% hộ nuôi gà, trong đó có 36 hộ chăn nuôi với quy mô lớn, 4 hộ nuôi gà giống để nhân giống bán cho bà con trong vùng.
Ở Quế Long nhà nhà đều nuôi gà tre thả vườn, hộ ít nhất nuôi từ 5 -10 gà mái đẻ, có nhiều hộ nuôi với quy mô 400 - 500 con.
Cũng nhờ nuôi giống gà tre mà thu nhập của nông dân trên địa bàn xã đã khấm khá, nhiều hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.
Tiêu biểu như hộ anh Nguyễn Văn Công, Mai Xuân Thủy, Đỗ Thành Trung...
Có thể bạn quan tâm

Ngày 24-11, Thương vụ Việt Nam tại Úc (Bộ Công Thương) cho biết trong tháng 10-2014, Việt Nam có hai mặt hàng vi phạm khi nhập khẩu hàng thực phẩm vào Úc.

Với giá này thì người trồng cỏ chịu lỗ từ 3.000 đến 5.000 đồng/m2. Mặt khác, người trồng cỏ nhung chưa có đầu ra ổn định, dù sản phẩm cỏ được bán ra nhiều tỉnh, thành hay xuất khẩu nước ngoài nhưng phải thông qua nhiều trung gian nên nông dân bị ép giá.

Theo Cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương, trung bình hàng năm lực lượng QLTT phát hiện, xử lý khoảng 300 vụ vi phạm, xử phạt hành chính hàng tỷ đồng. Nhưng đến nay, buôn lậu phân bón giả vẫn tràn lan và ngày càng phức tạp. Các vụ vi phạm chủ yếu vẫn là sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng, nhái nhãn mác… tập trung nhiều các tỉnh như An Giang, Long An, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bến Tre, Đồng Nai, Lâm Đồng.

Những ngày qua, người trồng chanh ở các tỉnh ĐBSCL “ăn ngủ không yên” vì giá chanh tươi tuột dốc thê thảm. Theo ghi nhận, giá chanh tươi loại 1 ở Long An và Bến Tre chỉ còn 7.000-10.000 đồng/kg, riêng chanh “dạt” chỉ còn hơn 2.000-4.000 đồng/kg.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 11 ước đạt 2,66 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 11 tháng đầu năm 2014 lên 28,20 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2013.