Gà thả vườn rớt giá

Ông Lê Văn Bôn, ấp Bà Thoại, xã Tân Lân (huyện Cần Đước, Long An), đứng ngồi không yên 10 ngày nay với đàn gà 1.000 con.
Mỗi ngày 1.000 con gà ăn hết 1 triệu đồng tiền thức ăn, ngóng mãi mà không thấy cánh thương lái vào mua.
Tương tự, bà Kiều Thị Đào, ấp Nhà Trường, Tân Lân cũng có 1.600 con gà cần xuất chuồng 10 ngày nay vẫn không kêu được thương lái đến mua.
Trong khi đó giá gà đang có dấu hiệu giảm nữa.
Tân Lân là một trong những xã sống bằng nghề chăn nuôi gà.
Chăn nuôi gà ở đây đã thực hiện theo tiêu chuẩn ViepGAP.
Nhờ vậy mà toàn bộ số gà đẻ đã được các đơn vị uy tín như Cty Ba Huân, Cty San Hà bao tiêu trứng.
Bà Nguyễn Thị Trinh, Bí thư Đảng ủy xã Tân Lân cho biết, phần lớn các hộ nông ở Tân Lân nuôi gà lấy trứng, nhưng những hộ kinh tế chưa “mạnh” thì nuôi gà thả vườn.
Toàn xã hiện có gần 50.000 con gà thịt, trong đó có khoảng 18.500 con cần xuất nhưng thương lái từ chối mua với lý do còn tồn đọng rất nhiều gà thả vườn.
Ông Út Giang, hằng ngày lo cám cho 3.000 con gà ăn, trong đó 1.500 con cần xuất chuồng mà lòng trĩu nặng.
Ông than thở: "Không thể bớt khẩu phần ăn của đàn gà mà cũng không thể đổi loại cám rẻ tiền hơn.
Gà càng ế tôi càng phải chăm cho đẹp mã để khi bán không bị thương lái chê".
Do vậy, mỗi ngày trôi đi là số tiền lỗ tăng lên.
Cách đây hơn 1 tháng giá gà thịt là 65.000 đ/kg thì nay chỉ còn 45-50.000 đ/kg...
Từ nay đến cuối năm, Sở NN-PTNT Long An sẽ đẩy nhanh tiến trình nhân rộng mô hình dự án LIFSAP, thành lập tổ hợp tác, đưa sản xuất gà thịt tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất sản phẩm an toàn, bền vững.
Ông Mười, một thương lái thu mua gà cho biết, thị trường thịt gà thả vườn hiện nay cung lớn hơn cầu.
Gà thả vườn thường nuôi 3 tháng là bán, nhưng hiện nay rất nhiều hộ nuôi trên 4 tháng vẫn chưa bán được...
Gà rớt giá không chỉ khiến các hộ chăn nuôi khốn đốn mà các DN sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng khó khăn lây.
Ông Nguyên Hồ Hoài Linh, đại diện Cty TNHH ANT (Khu công nghiệp Long Định, huyện Cần Đước, Long An) cho biết, từ đầu năm đến nay khi giá nguyên liệu như bắp, bã đậu nành giảm thì giá sản phẩm cũng giảm từ 500-700 đ/kg.
Trước tình trạng giá gà thả vườn giảm và khó tiêu thụ như hiện nay, Cty ANT tiếp tục đưa ra chính sách giảm giá thức ăn cho gà, từ 100-250 đ/kg (tùy loại) để bán được hàng và chia sẻ với nông dân.
Ông Hồ Minh Chí, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Cần Đước (Long An) cho biết để giúp người chăn nuôi có đầu ra ổn định, huyện vừa thành lập HTX chăn nuôi gà thịt và làm việc với một số công ty thực phẩm tìm đầu ra.
Bà Đinh Thị Phương Khanh, PGĐ Sở NN- PTNT Long An cho rằng, tình trạng gà rớt giá kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tổng đàn, vì người dân không nuôi nữa.
Ngoài việc đời sống của các hộ chăn nuôi gặp khó khăn, còn ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường thịt gà tết.
Trước mắt ngành nông nghiệp tỉnh phải làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh gia cầm, gia súc để duy trì và phát triển đàn gà, đồng thời hướng dẫn các hộ tiết giảm chi phí, mua thức ăn tại gốc..., để giảm giá thành chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Ở nông thôn hầu như nhà nào cũng có ao mương, nên việc khai thác diện tích mặt nước để nuôi các loại cá nước ngọt được các địa phương trong tỉnh Sóc Trăng quan tâm, nhằm giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, như mô hình nuôi cá sặc rằn ở huyện Long Phú.

Vào năm 2012, nhiều chủ vựa cua trên địa bàn các huyện Năm Căn, Đầm Dơi, Cái Nước... tỉnh Cà Mau đã lao đao vì bị quỵt nợ hàng chục tỷ đồng do mua bán cua với thương lái Trung Quốc kinh doanh không phép.

Trong 6 tháng qua, các doanh nghiệp cũng tập trung mở rộng thị trường xuất khẩu và xuất hơn 21.330 tấn thủy sản (chủ yếu là tôm đông), cho kim ngạch xuất khẩu đạt trên 223 triệu USD. Theo các doanh nghiệp, tình hình xuất khẩu từ đầu năm đến nay khá thuận lợi và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có lãi.

Khoảng 6 năm trở lại đây, bí đỏ hồ lô đã trở thành nông sản mang lại thu nhập khá cho người dân xã Vạn Bình (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa). Tuy nhiên hiện nay, thị trường tiêu thụ không ổn định, tư thương ép giá đã khiến người trồng bí gặp khó khăn...

Vụ lúa hè - thu năm 2014, toàn tỉnh đã xây dựng và duy trì mô hình cánh đồng lớn (CĐL) ở 25 địa phương trong tỉnh Trà Vinh, với diện tích 4.243,98ha/3.762 hộ tại các huyện Càng Long, Châu Thành, Tiểu Cần, Trà Cú, Cầu Ngang và Cầu Kè, hiện nông dân xuống giống đạt 100% diện tích, chủ yếu sử dụng các giống lúa chất lượng cao được ngành Nông nghiệp khuyến cáo như, OM 4900, OM6976, OM5451... lúa đang phát triển tốt.