Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gà Siêu Trứng Cho Siêu Lãi

Gà Siêu Trứng Cho Siêu Lãi
Ngày đăng: 13/06/2013

Gia đình chị Phan Thị Thùy (thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) giờ đây đã có cơ ngơi khang trang nhờ nuôi gà siêu trứng, với thu nhập 150 triệu đồng/năm.

Chị Thùy kể, năm 2000, vay mượn anh em trong gia đình được 60 triệu đồng, chị đầu tư làm chuồng trại, mua 500 con gà siêu trứng về nuôi. “Gà nhanh lớn lắm, nuôi 5 tháng đã thu trứng đều đều, mỗi ngày khoảng 400 quả. Nuôi được một vài năm, đã có người làng khác sang học hỏi kinh nghiệm” - chị Thùy kể.

Tưởng rằng công việc sẽ suôn sẻ, gia đình chị không còn phải trông vào mấy sào ruộng, thì dịch cúm gia cầm lan rộng, chị Thùy phải tiêu hủy toàn bộ số gà trong trang trại theo chỉ đạo của HTX. “Nhìn đàn gà đang độ sai trứng phải đem tiêu huỷ, tôi xót xa mà không thể khóc nổi” - chị Thuỳ nhớ lại.

Chị quyết tâm phải khôi phục lại đàn gà. Được Hội ND hướng dẫn và Ngân hàng CSXH cho vay vốn ưu đãi, chị mua con giống. Rồi chị tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi gà và đi tham quan các mô hình nuôi gà siêu trứng do Hội ND tổ chức... Từ đó, chị tự tin hơn để khôi phục lại trang trại gà.

Chị Thuỳ cho biết, gà chị nuôi là giống CiBi nên rất khỏe, có khả năng kháng bệnh cao, cộng với việc thường xuyên vệ sinh chuồng trại, cho uống thuốc và tiêm phòng đầy đủ nên đàn gà phát triển rất nhanh, chỉ 4-5 tháng là thu trứng. Với trại gà 1.000 con hiện nay, mỗi ngày gia đình chị thu khoảng 850 - 900 trứng, trừ hết chi phí mỗi tháng chị thu 12 triệu đồng.

Cùng với trại gà siêu trứng, chị Thùy còn canh tác gần 1 mẫu ruộng. Năm nào chị cũng được Hội ND bình chọn là hộ SXKD giỏi cấp huyện. Chia sẻ về bí quyết chăn nuôi thành công trong nuôi gà siêu trứng, chị Thùy bảo: Trước tiên phải tìm hiểu thật kỹ về con giống, phải chọn giống khỏe, trong quá trình nuôi phải cho gà uống thuốc và tiêm phòng theo định kỳ, đặc biệt là chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh...


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Làm Giàu Từ Rau Sạch Mô Hình Làm Giàu Từ Rau Sạch

Từ những năm 2000, khi người tiêu dùng Hà Nội còn "mù mờ" với khái niệm rau an toàn (RAT), nông dân phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai đã bắt đầu làm quen với quy trình sản xuất này. Nghề trồng rau đã làm giàu cho hàng trăm hộ dân.

17/05/2012
Tập Huấn Kỹ Thuật Sản Xuất Lúa Chịu Mặn Tập Huấn Kỹ Thuật Sản Xuất Lúa Chịu Mặn

Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp với Dự án GIZ Bạc Liêu (thích ứng biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học) và Dự án CLUEC (ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất ở ĐBSCL) tổ chức khóa tập huấn "Sự tiến bộ kỹ thuật trong thử nghiệm lúa chịu mặn khu vực ven biển vùng ĐBSCL

28/06/2012
Khẩn Trương “Hồi Sức” Cá Tra Khẩn Trương “Hồi Sức” Cá Tra

“Cá tra được xem như sản phẩm độc quyền của Việt Nam trên thương trường quốc tế, vậy mà chúng ta cứ để nó lặn hụp qua mỗi mùa vụ. Chúng ta đã làm gì và sẽ làm gì để cuộc cạnh tranh xuất khẩu cá tra không dẫn đến kết quả là cùng kéo nhau xuống đáy ao như nhiều nhà kinh tế đã dự báo”

28/06/2012
Bắc Kạn: Thử Nghiệm Mô Hình Chăn Nuôi Gà Thả Đồi Bắc Kạn: Thử Nghiệm Mô Hình Chăn Nuôi Gà Thả Đồi

Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm tỉnh Bắc Kạn đã triển khai bốn mô hình chăn nuôi gà thả đồi với quy mô mỗi mô hình 1.000 con/lứa nuôi, giống gà nuôi là giống J-DABACO.

03/03/2012
Hiệu Quả Từ Bẫy Đèn Ở Sóc Trăng Hiệu Quả Từ Bẫy Đèn Ở Sóc Trăng

Trong khi đó, bà con nông dân Sóc Trăng lại rất ít dịch bệnh tấn công. Theo anh Lê Văn Hầu ở Ấp Kinh Giữa, xã Kế Thành (Kế Sách-Sóc Trăng) cho biết: “Từ ngày có bẫy đèn nông dân an tâm sản xuất, vì có cán bộ khuyến nông theo dõi hằng đêm, nếu có hiện tượng rầy nâu và các loại thiên địch có hại bám đèn nhiều vượt mức cho phép, cán bộ khuyến nông khuyến cáo bà con đi thăm đồng thường xuyên kết hợp phun thuốc bảo vệ thực vật. Nên hai năm gần đây bà con nơi đây chi phí thấp mà vẫn trúng mùa”.

17/05/2012