Gà Đồi Yên Thế Vững Chân Ở Thủ Đô

Trong không khí rạo rực của những ngày áp Tết Giáp Ngọ, nhiều gia đình ở Thủ đô lại bận rộn đi sắm Tết. Và món “đặc sản” ưa chuộng là gà đồi Yên Thế.
Một cái tên quen thuộc
Ngày cuối tuần se lạnh, chị Đỗ Thị Mai Hương, phường Quang Trung, quận Hà Đông (Hà Nội) hồ hởi ra siêu thị Hiway ở gần nhà mua hai con gà đồi Yên Thế về tiếp đãi bạn bè. Chị Hương biết sản phẩm gà đồi Yên Thế thông qua một người bạn và đã quen dùng được gần một năm nay.
Chị chia sẻ, gà đồi Yên Thế ăn dai, thịt ngon, đậm nên cả nhà ai cũng thích. "Trước đây, tôi rất lo lắng khi nghe thông tin trên báo chí về gà thải loại, gà nhập lậu. Tuy nhiên, gà đồi Yên Thế bán trong siêu thị có tem nhãn, địa chỉ nơi cung cấp rõ ràng nên tôi yên tâm” - chị Hương bày tỏ.
Từ một cái tên xa lạ, ở vùng đất cách xa Hà Nội gần 100 cây số, hơn một năm nay, sản phẩm gà đồi Yên Thế đã trở thành cái tên quen thuộc đối với nhiều bà nội trợ ở thủ đô. Quầy hàng giới thiệu sản phẩm gà đồi Yên Thế của Công ty CP Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Giang Sơn (Công ty Giang Sơn- xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế) tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, số 489 đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy luôn đông khách.
Theo đại diện Công ty Giang Sơn, đơn vị cung cấp gà đồi Yên Thế tại Hà Nội, quầy hàng ra đời từ đầu năm nay, nằm trong chương trình hợp tác giữa Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn TP Hà Nội và tỉnh Bắc Giang.
Đến nay, đây đã trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều người nội trợ và cũng nhận được khá nhiều đơn đặt hàng của các nhà hàng, cơ quan, đơn vị…ở Hà Nội. Tại Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 13 (AgroViet 2013) mới đây, mỗi ngày gian hàng gà đồi Yên Thế bán được từ 200-300 con gà.
Gà đồi Yên Thế được làm sạch, đóng gói nguyên con hoặc nửa con. Nhiều người tiêu dùng nhận định, gà đồi Yên Thế có mức giá vừa phải, ổn định và chất lượng tốt nên dễ dàng được ưa chuộng. Được biết, hiện mỗi ngày Công ty Giang Sơn cung cấp ra thị trường Hà Nội khoảng 1 tấn gà thịt sẵn. Sản phẩm gà đồi Yên Thế với tem nhãn, thương hiệu đầy đủ đã có mặt ở hầu hết các siêu thị lớn tại Hà Nội như hệ thống siêu thị Hapro, Metro, Saigon Coopmart Thanh Xuân, Hiway…
Gà đồi Yên Thế còn được đưa về tiêu thụ tại chợ gia cầm Hà Vỹ - chợ gia cầm lớn nhất Hà Nội. Ông Lê Xuân Viết, Trưởng Ban Quản lý chợ cho biết, đầu năm nay, số lượng gà đồi Yên Thế về chợ chỉ khoảng 2-3 tấn/ngày. Tuy nhiên, từ tháng 11-2013, sau khi UBND huyện Yên Thế tổ chức ký kết hợp tác trực tiếp với các hộ kinh doanh tại chợ thì số lượng tăng lên nhanh chóng. Chợ hiện có 14 kiốt bán gà đồi Yên Thế với số lượng 4 - 5 tấn/ngày, có hôm đạt 6 - 7 tấn.
Nỗ lực vì thương hiệu
TP Hà Nội là thị trường tiêu thụ sản phẩm rất rộng lớn. Hiện nay, tổng đàn gia cầm của Hà Nội có khoảng 23,4 triệu con, trong đó 14,4 triệu con gà, đáp ứng 60- 65% nhu cầu tiêu dùng, còn lại phải nhập từ các tỉnh.
Do đó, việc đưa sản phẩm gà đồi Yên Thế về tiêu thụ đã góp phần không nhỏ giải bài toán về nguồn cung thực phẩm cho người tiêu dùng Thủ đô. Mặt khác, chương trình này cũng mở rộng đầu ra cho người chăn nuôi gà đồi trên địa bàn huyện Yên Thế.
Đứng chân được tại thị trường có sức cạnh tranh rất lớn như Thủ đô Hà Nội đã khó. Thế nhưng việc gìn giữ, phát huy thế mạnh ấy khó hơn bội phần. Bà Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc Công ty Giang Sơn chia sẻ, Công ty coi bảo đảm chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chuỗi sản xuất, kinh doanh.
Toàn bộ các hộ chăn nuôi gà đồi muốn có đầu ra phải bảo đảm nuôi đúng quy trình an toàn sinh học. Quá trình giết mổ, đóng gói cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bà Tâm lưu ý, đối với sản phẩm gia cầm đã giết mổ không được để bên ngoài quá hai giờ. Nếu không thịt gà sẽ tự hủy, chất lượng không ngon và không bảo quản được lâu.
Không chỉ bảo đảm chất lượng, Công ty Giang Sơn còn quan tâm cả hình thức sản phẩm. Theo đó, khi khách có nhu cầu đặt hàng mua gà cúng lễ, Tết, Công ty sẽ làm sạch và vắt chéo cánh gà đẹp mắt.
Ông Nguyễn Thành Lưu, Giám đốc Sàn giao dịch rau quả thực phẩm an toàn Hà Nội (Sanbanbuon) cho biết, từ tháng 3-2013, các sản phẩm thịt, trứng an toàn đã được đưa lên sàn giao dịch, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân Thủ đô. Người tiêu dùng luôn mong muốn có nguồn hàng ổn định, chất lượng cao.
Do vậy, việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm an toàn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao thương hiệu cho sản phẩm.
Việc đưa sản phẩm gà đồi Yên Thế về tiêu thụ góp phần không nhỏ giải bài toán về nguồn cung thực phẩm cho người tiêu dùng Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm

Qua 2 năm triển khai ứng dụng công nghệ cao trong các sản phẩm nông nghiệp, đã cho hiệu quả bước đầu khả quan, do đó tỉnh An Giang vừa chính thức ban hành quy hoạch vùng sản xuất rau, màu ứng dụng công nghệ cao an toàn theo hướng VietGAP từ nay đến năm 2020 là 7.435 ha, trong đó cây rau là 2.590,5 ha, cây màu 4.844,75 ha. Nhằm cung cấp cho thị trường những sản phẩm sạch, an tâm cho bữa ăn hàng ngày. Các loại cây bao gồm rau dưa các loại, rau gia vị và cây màu khoai môn, khoai lang, đậu bắp Nhật, vừng, đậu nành rau, lạc chuyên canh, ngô chuyên canh, ngô bao tử, sản xuất tại 6 vùng chuyên canh thuộc 31 xã của các huyện Chợ Mới, An phú, Châu Phú, thị xã Tân Châu và thành phố Long Xuyên, Châu Đốc. Theo đó tỉnh còn chỉ đạo tăng cường công tác khuyến nông; Thực hiện sản xuất theo quy trình VietGAP Quản lý chuổi cung ứng rau, màu từ trồng đến người ăn; Truy nguyên nguồn gốc nhằm thu hút chấp nhận của người tiêu dùng và tiến tới xuất khẩu; Chọn tạo giống rau mới là chủng loại F1, có năng suất cao, chất lượng tốt, k

Theo thương lái và DN buôn bán lúa gạo trong vùng, gạo xuất tiểu ngạch giống như sự khuấy động thị trường, chỉ lợi trước mắt chứ không phải là cách làm ăn lâu bền.

Tại Diễn đàn Đối thoại và triển vọng ngành hàng cà phê Việt Nam do Ban Điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam (VCCB) tổ chức tại TP Hồ Chí Minh vào ngày 1-12, các chuyên gia cảnh báo nếu không khắc phục các hạn chế trên thì cà phê Việt Nam sẽ đánh mất vị trí này.

Ngày 12/7, giá gà công nghiệp tại trại chỉ còn 27.000-28.000 đồng/kg, thấp hơn giá thành 3.000-4.000 đồng/kg. Nhiều chủ trang trại cho hay đã chấp nhận bán lỗ nhưng rất khó bán hoặc thương lái chỉ mua số lượng rất nhỏ.

Trước đó, trung tuần tháng 9, rệp sáp bột hồng xuất hiện gây hại 15ha sắn ở xã An Hải rồi lây lan ra các xã An Hòa, An Xuân (huyện Tuy An) với diện tích 20ha, tỉ lệ gây hại từ 20 đến 50%. Trước tình hình rệp sáp bột hồng xuất hiện gây hại sắn, mới đây UBND tỉnh có chỉ thị yêu cầu ngành NN-PTNT, các địa phương cấp bách triển khai phòng trừ rệp sáp bột hồng hại sắn.