Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

EU, Hàn Quốc Cảnh Báo Cá Tra

EU, Hàn Quốc Cảnh Báo Cá Tra
Ngày đăng: 21/11/2014

NAFIQAD vừa thông báo tới các DN chế biến, XK cá tra về những cảnh báo của một số thị trường quan trọng đối với tình trạng có kháng sinh cấm trong cá tra NK từ Việt Nam.

Theo Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), trong tháng 10 vừa qua, thông qua hệ thống cảnh báo nhanh (RASFF) của Tổng vụ Sức khỏe và Người tiêu dùng - Ủy ban Châu Âu, NAFIQAD đã nhận được thông tin về 11 lô hàng cá tra Việt Nam bị cơ quan thẩm quyền EU phát hiện có dư lượng kháng sinh cấm sử dụng Nitrofurazone (dẫn xuất của Nitrofuran).

Trong đó, phân xưởng 1 của Cty CP Thủy sản Bình An là cơ sở có nhiều nhất các lô hàng cá tra đông lạnh bị phát hiện có Nitrofurazone (3 lô bị phát hiện ở Tây Ban Nha, 1 lô ở Hà Lan và 1 lô ở Ý). Cty CP Thủy sản Mekong có 3 lô cá tra đông lạnh bị phát hiện Nitrofurazone (2 lô ở Slovakia và 1 lô ở Ý). Phân xưởng 2 – Cty CP Hùng Vương có 1 lô cá tra đông lạnh bị phát hiện Nitrofurazone ở Đức và Phân xưởng An Phát – Cty CP Gò Đàng có 1 lô cá tra đông lạnh bị phát hiện ở Tây Ban Nha.

Nitrofuran cũng là loại kháng sinh bị cơ quan thẩm quyền Hàn Quốc phát hiện trong cá tra NK từ Việt Nam trong thời gian gần đây. Do đó, vào ngày 6/11 vừa qua, NAFIQAD đã nhận được thông báo của Cơ quan quản lý chất lượng thủy sản Hàn Quốc (NFQS) chuyển tiếp thông báo của Bộ Dược phẩm và Thực phẩm Hàn Quốc cho biết, bắt đầu từ ngày 5/11/2014 đến 31/12/2014 (tính theo ngày lô hàng NK), Hàn Quốc sẽ áp dụng chế độ kiểm tra tăng cường các chỉ tiêu trong nhóm Nitrofuran và các dẫn xuất của Nitrofuran (AOZ, AMOZ, AHD, SEM, Nitrovin) đối với các lô hàng cá tra NK từ Việt Nam.

Theo đó, tất cả các sản phẩm đông lạnh từ cá tra Việt Nam NK vào Hàn Quốc đều bị kiểm tra. Tần suất kiểm tra là 3% đối với tổng số lô hàng của từng nhà NK. Mức giới hạn là không phát hiện Nitrofuran và các dẫn xuất trong các lô hàng cá tra NK

Hiện nay, EU vẫn đang là thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam. 9 tháng đầu năm nay, XK cá tra sang EU đạt 261 triệu USD, chiếm 20,4% tổng kim ngạch XK cá tra.

Trong đó, Tây Ban Nha đang là nước EU NK nhiều nhất cá tra Việt Nam, thì lại cũng là nước phát hiện nhiều nhất các lô hàng cá tra có kháng sinh cấm Nitrofuzan (4 lô). XK cá tra sang Hàn Quốc tuy giá trị còn khiêm tốn, nhưng lại thường xuyên tăng trưởng trong những năm qua. Chính vì vậy, sự cảnh báo về dư lượng kháng sinh cấm trong cá tra từ Việt Nam NK vào những thị trường này, sẽ gây ra những khó khăn không nhỏ cho XK cá tra Việt Nam trong những tháng tới.

Mặt khác, việc các thị trường EU, Hàn Quốc đồng loạt cảnh báo tình trạng mất ATTP trong cá tra NK từ Việt Nam do phát hiện kháng sinh cấm sử dụng, cho thấy tình trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá tra nói riêng đang ở mức đáng lo ngại. Bên cạnh đó, hệ thống tự kiểm soát của nhiều DN chưa thực sự hiệu quả.

Trước tình trạng nói trên, NAFIQAD đã yêu cầu các cơ sở chế biến, XK cá tra phải giám sát, kiểm tra các hộ nuôi, đại lý cá tra nguyên liệu tuân thủ việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong quá trình nuôi cá tra theo đúng quy định của Bộ NN-PTNT và các quy định của thị trường NK. Đặc biệt không được sử dụng kháng sinh cấm sử dụng trong quá trình nuôi và trị bệnh.

Rà soát, điều chỉnh bổ sung vào kế hoạch HACCP việc nhận diện và kiểm soát chặt chẽ mối nguy hóa chất, kháng sinh trong sản xuất sản phẩm cá tra XK, đặc biệt là kháng sinh Nitrofuran và Chloramphenicol. Chủ động lấy mẫu nguyên liệu hoặc thành phẩm gửi các phòng kiểm nghiệm được Bộ NN-PTNT chỉ định để phân tích chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh bằng phương pháp đủ độ tin cậy, nhằm thẩm tra cam kết của người nuôi về việc sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi.

Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/eu-han-quoc-canh-bao-ca-tra-post134900.html


Có thể bạn quan tâm

Tiếp Tục Đầu Tư Cho Nông Dân Trồng 100 Héc-Ta Đậu Bắp Nhật Tiếp Tục Đầu Tư Cho Nông Dân Trồng 100 Héc-Ta Đậu Bắp Nhật

Sở Công thương tỉnh, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) vừa có buổi làm việc với huyện Châu Phú (An Giang) về tình hình cung ứng giống đậu bắp, thực hiện chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ lúa Jamine Global GAP và việc xây dựng nhà máy sơ chế nguyên liệu.

09/07/2013
Hồi Phục Hơn 19.000 Ha Nhãn Nhiễm Bệnh Chổi Rồng Hồi Phục Hơn 19.000 Ha Nhãn Nhiễm Bệnh Chổi Rồng

Sau thời gian triển khai công tác chống dịch chổi rồng trên nhãn, đến nay có 19.130 ha nhãn ở 7 tỉnh, thành gồm: Tiền Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang, hồi phục phát triển trở lại sau cắt tỉa và phun thuốc, đạt tỷ lệ 81,4%.

09/07/2013
Trồng Gần 1.000 Cây Lộc Vừng Ở TP.Đông Hà Trồng Gần 1.000 Cây Lộc Vừng Ở TP.Đông Hà

Từ đầu năm 2013 đến nay, TP.Đông Hà đã phát động nhân dân sống tại 13 tuyến đường trung tâm thành phố tổ chức trồng được 927 cây lộc vừng.

09/07/2013
Nuôi Ốc Càng Xanh Nghề Lạ Cho Thu Nhập Khá Nuôi Ốc Càng Xanh Nghề Lạ Cho Thu Nhập Khá

Ốc càng xanh là loại ốc được nuôi để làm thức ăn cho tôm sú. Giống ốc này rất dễ nuôi, chỉ cần cung cấp đủ nước, thức ăn và hầu như không bị dịch bệnh. Một điều đặc biệt ở loại ốc này đó là muốn nuôi thì nhất thiết phải đổ vỏ của loại ốc khác xuống hồ để ốc càng xanh rời vỏ sang “ở nhờ”.

10/07/2013
Phát Hiện Cá Tầm Có Kháng Sinh Cấm Phát Hiện Cá Tầm Có Kháng Sinh Cấm

Cơ quan chức năng đã kiểm tra nguồn gốc một số loại cá bày bán tại các chợ đầu mối trên địa bàn TP. Hà Nội nhưng tiểu thương không đưa ra được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các loại cá, trong đó có cá tầm.

10/07/2013