EP phủ quyết đề xuất cấm sử dụng sản phẩm biến đổi gen

Phát biểu trong họp báo sau phiên bỏ phiếu, Chủ tịch Ủy ban Môi trường, Y tế và An toàn thực phẩm EP Giovanni La Via cho biết kết quả bỏ phiếu đã gửi một thông điệp rõ ràng đến EC rằng ủy ban này nên rút lại đề xuất trên bởi nó sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực đối với nền nông nghiệp vốn phụ thuộc nhiều vào GMO của EU và ảnh hưởng gián tiếp tới hoạt động nhập khẩu nông sản.
Ông La Via cũng cho rằng việc cấm nuôi trồng trong phạm vi quốc gia có thể thực hiện bởi nó được hạn chế trong lãnh thổ của từng quốc gia, song việc cấm sử dụng và buôn bán GMO ở phạm vi quốc gia sẽ khó hoặc thậm chí không thể thực hiện bởi các hoạt động thương mại của dòng sản phẩm này là xuyên quốc gia.
Tuy nhiên, EC khẳng định sẽ không rút lại đề xuất trên và sẽ tiếp tục đưa ra thảo luận tại cuộc họp các bộ trưởng EU.
Dự luật này được EC đề xuất ngày 22/4, dựa theo mô hình một luật khác mà EU đã thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 4/2015, liên quan tới việc cho phép các quốc gia thành viên EU cấm nuôi trồng các sản phẩm biến đổi gen trong lãnh thổ từng nước.
Việc sử dụng các sản phẩm biến đổi gen đặc biệt là ngô, sợi cotton, hạt cải dầu và củ cải đường đang là tâm điểm gây tranh cãi tại châu Âu bởi phần đông người dân không ủng hộ việc làm này.
EU đã cấp phép sử dụng 58 loại thực phẩm biến đổi gien chủ yếu phục vụ cho việc chăn nuôi nông nghiệp. Tuy nhiên, nhà sản xuất phải in rõ trên bao bì nếu hàm lượng thực phẩm biến đổi gien chiếm trên 0,9% đơn vị thực phẩm, bất kể sản phẩm đó là dành cho người hay động vật.
Có thể bạn quan tâm

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, tạo ra các sản phẩm sạch chính là hướng đi bền vững và hiệu quả.

Năm 2010, được sự giới thiệu của người thân, anh Trần Văn Lộc (SN 1974, ở thôn 5, xã Hòa Thành, huyện Krông Bông - Dak Lak) lặn lội xuống miền Tây Nam Bộ học hỏi kinh nghiệm và mua 1.000 cây giống mít siêu sớm về trồng. Sau hơn 3 năm trồng thử nghiệm, đến nay vườn cây đã cho thu hoạch lứa quả đầu tiên và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) thuộc Sở NN-PTNT đã xây dựng thành công nhiều mô hình (MH) thâm canh lúa nước ở vùng cao. Trung tâm đã tiếp tục triển khai các MH mới, song bằng giống lúa thuần chứ không phải lúa lai như các năm trước.

Nuôi hươu sao lấy nhung là mô hình còn khá mới ở huyện Vân Canh. Những thành công bước đầu từ mô hình mở ra hướng phát triển đa dạng hóa vật nuôi, mang lại kinh tế cao cho người dân.

Bông lài dùng ướp trà, tạo hương vị thơm ngon hơn cho trà và được đông đảo “tín đồ trà” ưa thích. Mặc dù đây không phải là cây chủ lực trong thực hiện chuyển đổi cây trồng của địa phương nhưng chính cây bông lài cũng đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào Khmer ở Trà Vinh.