EP phủ quyết đề xuất cấm sử dụng sản phẩm biến đổi gen

Phát biểu trong họp báo sau phiên bỏ phiếu, Chủ tịch Ủy ban Môi trường, Y tế và An toàn thực phẩm EP Giovanni La Via cho biết kết quả bỏ phiếu đã gửi một thông điệp rõ ràng đến EC rằng ủy ban này nên rút lại đề xuất trên bởi nó sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực đối với nền nông nghiệp vốn phụ thuộc nhiều vào GMO của EU và ảnh hưởng gián tiếp tới hoạt động nhập khẩu nông sản.
Ông La Via cũng cho rằng việc cấm nuôi trồng trong phạm vi quốc gia có thể thực hiện bởi nó được hạn chế trong lãnh thổ của từng quốc gia, song việc cấm sử dụng và buôn bán GMO ở phạm vi quốc gia sẽ khó hoặc thậm chí không thể thực hiện bởi các hoạt động thương mại của dòng sản phẩm này là xuyên quốc gia.
Tuy nhiên, EC khẳng định sẽ không rút lại đề xuất trên và sẽ tiếp tục đưa ra thảo luận tại cuộc họp các bộ trưởng EU.
Dự luật này được EC đề xuất ngày 22/4, dựa theo mô hình một luật khác mà EU đã thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 4/2015, liên quan tới việc cho phép các quốc gia thành viên EU cấm nuôi trồng các sản phẩm biến đổi gen trong lãnh thổ từng nước.
Việc sử dụng các sản phẩm biến đổi gen đặc biệt là ngô, sợi cotton, hạt cải dầu và củ cải đường đang là tâm điểm gây tranh cãi tại châu Âu bởi phần đông người dân không ủng hộ việc làm này.
EU đã cấp phép sử dụng 58 loại thực phẩm biến đổi gien chủ yếu phục vụ cho việc chăn nuôi nông nghiệp. Tuy nhiên, nhà sản xuất phải in rõ trên bao bì nếu hàm lượng thực phẩm biến đổi gien chiếm trên 0,9% đơn vị thực phẩm, bất kể sản phẩm đó là dành cho người hay động vật.
Có thể bạn quan tâm

Vụ nuôi tôm năm nay, xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước - Bình Định) thả nuôi trên diện tích 327 ha, trong đó có 15 ha vùng Kim Đông nuôi theo phương thức bán thâm canh (BTC), 20ha nuôi quảng canh cải tiến đơn tôm, diện tích còn lại nuôi tôm xen với các đối tượng thủy sản khác.

Hàng trăm ha dừa, mía và đất ruộng tại nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long biến thành ao nuôi cá lóc trong thời gian ngắn. Diện tích nuôi cá không ngừng tăng lên nhưng các địa phương vẫn gặp khó trong việc quản lý.

Cá hô (Catlocarpio siamensis) là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ Cá chép (Cyprinidae). Cá hô thường sinh sống ở những hố lớn cạnh bờ những dòng sông lớn, nhưng chúng cũng có thể bơi vào những kênh, rạch, sông nhỏ để kiếm thức ăn trong một số thời điểm. Loài cá này đang bên bờ tuyệt chủng vì bị đánh bắt.

“Mặc dù nuôi mật độ 6-7 con/m2 nhưng chúng ta không nên chủ quan xem nhẹ việc quản lý môi trường ao nuôi, nếu không khéo để đáy ao ô nhiễm thì sẽ gây bất lợi cho tôm, dẫn đến vụ nuôi không thành công”, ông Nguyễn Bé Năm, ấp Phú Thạnh, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước (Cà Mau), đúc kết kinh nghiệm sau 3 vụ nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT).
-4052517.jpg)
Những loại ao sâu nước, kín gió, nhiều bèo (bèo tây, bèo tấm, bèo hoa dâu, bèo Nhật), ao tù, ao nhiều mùn bã hữu cơ ít được thay nước, mật độ thả cá dày thường là ao bị thiếu oxy. Kinh nghiệm kiểm tra sự thiếu hụt oxy trong môi trường nước nuôi cá: Sáng sớm đi thăm cá, thấy cá nổi đầu nhẹ tức là nghe tiếng vỗ tay, chúng lặn đi được là tốt; ngược lại khi nghe tiếng vỗ tay chúng vẫn nổi đầu đến 9-10 giờ sáng là ao thiếu oxy. Để tăng lượng oxy cho ao cần chú ý một số các yếu tố sau: