Èo uột rau VietGAP

Ông Lê Quang Hải, Chủ tịch UBND xã Ninh Đông cho biết, dự án rau sạch của xã được quy hoạch từ năm 2013 với diện tích 12 ha. Do đất trồng bạc màu, úng nước nên có đến 50% diện tích bà con không SX.
Trong năm 2014, bằng nhiều nguồn kinh phí hỗ trợ, địa phương đã tạo điều kiện và chọn 18 hộ SX rau theo mô hình VietGAP với diện tích hơn 2 ha.
Các thành viên của tổ SX đã được tập huấn, trang bị những kiến thức chung về an toàn thực phẩm, áp dụng các quy phạm thực hành SX theo quy trình VietGAP; đồng thời liên kết với chi nhánh của Cty TNHH Thương mại- Dịch vụ Hiệp Nông Phát, xã Ninh Thân (Ninh Hòa) để giải quyết đầu ra cho sản phẩm.
Tuy nhiên, sau một thời gian đơn vị này không thu mua nữa khiến bà con lâm cảnh khó khăn. Nguyên nhân do Cty sử dụng bao bì riêng nhưng siêu thị yêu cầu sử dụng bao bì của siêu thị...
Vì thế xã phải vận động một hộ dân có điều kiện đứng ra thu mua rau cho bà con, làm đầu mối kết nối với siêu thị và các đơn vị có nhu cầu. Song hiện chỉ tiêu thụ khoảng 30% sản phẩm làm ra.
Bà Lê Thị Hoa Khánh, một người làm dịch vụ thu mua rau ở xã Ninh Thân cho biết, cơ sở của bà có 10 công nhân, 1 xe tải đủ điều kiện sơ chế, vận chuyển rau sạch.
Hiện bà đã ký hợp đồng cung cấp rau sạch cho 2 siêu thị Coopmart và Big C Nha Trang với số lượng hàng ngày khoảng 3 tạ rau các loại, song chỉ đáp ứng một phần đầu ra sản phẩm cho bà con.
Bà Khánh lo lắng: "Các siêu thị thu mua hiện nay có quy cách riêng và yêu cầu sản phẩm nhập vào rất khắt khe. Vì vậy, tôi đang vận động một hộ dân trong vùng dự án xây dựng nhà lưới SX rau sạch đảm bảo tính ổn định cao, cho sản phẩm chất lượng.
Tại thôn Văn Định, xã Ninh Đông, 2 nông dân Nguyễn Tri Phong và Nguyễn Ngọc Toàn đang tiên phong trong việc xây dựng nhà kính trồng rau với diện tích 1.000 m2, trị giá 220 triệu đồng".
Anh Nguyễn Ngọc Toàn cho biết, khoảng 2 tuần nữa sau khi xây dựng nhà kính trồng rau hoàn thành anh sẽ bắt tay vào SX. Việc SX rau trong nhà kính sẽ đảm bảo các yếu tố ngăn côn trùng xâm nhập cũng như giảm tối đa việc sử dụng thuốc BVTV, đáp ứng nhu cầu rau sạch của người tiêu dùng.
Còn ông Lê Quang Hải đề nghị các cấp, các ngành của tỉnh và TX quan tâm hỗ trợ nạo vét mương trong vùng dự án, hỗ trợ giống rau, quảng bá sản phẩm rau VietGAP Ninh Đông đến các bếp ăn trong trường học, khu công nghiệp, nhà hàng, khách sạn trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Sáng ngày 4-9, tại TP Phan Rang – Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận cùng Tập đoàn Chen Jedang Corpration - Hàn Quốc (Tập đoàn CJ) tổ chức Lễ ký kết bản ghi nhớ “Phát triển vùng chuyên canh ớt gắn với xây dựng nhà máy chế biến ớt khô, đóng gói tại Ninh Thuận để xuất khẩu”.

Bằng nguồn vốn từ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong năm 2013, xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) có 5 hộ ở 3 ấp Mỹ Văn, Trà Điêu và Rạch Đùi được hỗ trợ kinh phí 100 triệu đồng để đầu tư thả nuôi trên 27.000 con cá lóc, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Ngày 9-9, ông Trương Duy Khôi, Phó phòng Khuyến ngư, Trung tâm khuyến Ngư-Nông-Lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN) thành phố Đà Nẵng, cho biết đơn vị vừa hỗ trợ 20,656m3 vật liệu PU (Polyurethane) thuộc mô hình "Hầm bảo quản sản phẩm cho tàu khai thác xa bờ năm 2013" cho 2 hộ tàu cá trên địa bàn quận Sơn Trà, với tổng giá trị gần 120 triệu đồng.

Khoảng một thập niên trước, bà con ngư dân làng Hương Giang, xã Hải Dương (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) sống lênh đênh trên mặt nước nên gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế gia đình. Sau khi được định cư lên bờ, bà con ở đây đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao; nhà cửa xây dựng khang trang, con cái học hành đến nơi đến chốn...

Theo đánh giá sơ bộ, ảnh hưởng của mưa bão làm thất thu khoảng 30-40 nghìn tấn thóc trong vụ mùa. Với phương châm tăng hiệu quả vụ đông bù thất thu vụ mùa, chính quyền các cấp và ngành nông nghiệp đang tập trung chỉ đạo sản xuất để bảo đảm an ninh lương thực, ổn định đời sống nhân dân.