Èo uột rau VietGAP

Ông Lê Quang Hải, Chủ tịch UBND xã Ninh Đông cho biết, dự án rau sạch của xã được quy hoạch từ năm 2013 với diện tích 12 ha. Do đất trồng bạc màu, úng nước nên có đến 50% diện tích bà con không SX.
Trong năm 2014, bằng nhiều nguồn kinh phí hỗ trợ, địa phương đã tạo điều kiện và chọn 18 hộ SX rau theo mô hình VietGAP với diện tích hơn 2 ha.
Các thành viên của tổ SX đã được tập huấn, trang bị những kiến thức chung về an toàn thực phẩm, áp dụng các quy phạm thực hành SX theo quy trình VietGAP; đồng thời liên kết với chi nhánh của Cty TNHH Thương mại- Dịch vụ Hiệp Nông Phát, xã Ninh Thân (Ninh Hòa) để giải quyết đầu ra cho sản phẩm.
Tuy nhiên, sau một thời gian đơn vị này không thu mua nữa khiến bà con lâm cảnh khó khăn. Nguyên nhân do Cty sử dụng bao bì riêng nhưng siêu thị yêu cầu sử dụng bao bì của siêu thị...
Vì thế xã phải vận động một hộ dân có điều kiện đứng ra thu mua rau cho bà con, làm đầu mối kết nối với siêu thị và các đơn vị có nhu cầu. Song hiện chỉ tiêu thụ khoảng 30% sản phẩm làm ra.
Bà Lê Thị Hoa Khánh, một người làm dịch vụ thu mua rau ở xã Ninh Thân cho biết, cơ sở của bà có 10 công nhân, 1 xe tải đủ điều kiện sơ chế, vận chuyển rau sạch.
Hiện bà đã ký hợp đồng cung cấp rau sạch cho 2 siêu thị Coopmart và Big C Nha Trang với số lượng hàng ngày khoảng 3 tạ rau các loại, song chỉ đáp ứng một phần đầu ra sản phẩm cho bà con.
Bà Khánh lo lắng: "Các siêu thị thu mua hiện nay có quy cách riêng và yêu cầu sản phẩm nhập vào rất khắt khe. Vì vậy, tôi đang vận động một hộ dân trong vùng dự án xây dựng nhà lưới SX rau sạch đảm bảo tính ổn định cao, cho sản phẩm chất lượng.
Tại thôn Văn Định, xã Ninh Đông, 2 nông dân Nguyễn Tri Phong và Nguyễn Ngọc Toàn đang tiên phong trong việc xây dựng nhà kính trồng rau với diện tích 1.000 m2, trị giá 220 triệu đồng".
Anh Nguyễn Ngọc Toàn cho biết, khoảng 2 tuần nữa sau khi xây dựng nhà kính trồng rau hoàn thành anh sẽ bắt tay vào SX. Việc SX rau trong nhà kính sẽ đảm bảo các yếu tố ngăn côn trùng xâm nhập cũng như giảm tối đa việc sử dụng thuốc BVTV, đáp ứng nhu cầu rau sạch của người tiêu dùng.
Còn ông Lê Quang Hải đề nghị các cấp, các ngành của tỉnh và TX quan tâm hỗ trợ nạo vét mương trong vùng dự án, hỗ trợ giống rau, quảng bá sản phẩm rau VietGAP Ninh Đông đến các bếp ăn trong trường học, khu công nghiệp, nhà hàng, khách sạn trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Mục tiêu của chiến dịch giải cứu này là giúp đưa giá ổi lên 2.000 đồng một kg, cao gấp 3-4 lần giá thương lái đưa ra.

Tỉnh ta có trữ lượng nông, thủy sản dồi dào và hàng chục làng nghề chế biến, phân bố ở hầu hết các huyện, thành phố trên địa bàn. Trong đó các huyện Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng có thế mạnh chế biến hải sản gắn với nguồn nguyên liệu tại chỗ; huyện Vụ Bản, Ý Yên, Thành phố Nam Định phát triển các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm…

Khi trao đổi về tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp của xã Hợp Hải – một xã trọng điểm lúa, đạt tiêu chí nông thôn mới của huyện Lâm Thao, đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết: Bây giờ làm ruộng nói riêng, sản xuất nông nghiệp nói chung khác xưa nhiều. Hầu hết công đoạn nặng nhọc đã được cơ giới hóa, nên lao động trực tiếp giảm đi nhiều nhưng sản lượng và giá trị sản xuất vẫn tăng đáng kể.

Ngày 22-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất vụ đông năm 2014, sơ kết vụ chiêm xuân 2014-2015 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2015. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; các huyện, thành, thị và một số doanh nghiệp.

Theo “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững”, năm 2015 cả tỉnh phấn đấu trồng 19 ngàn ha ngô, sản lượng 90 ngàn tấn, tăng dần diện tích để đến năm 2020 đạt 20 ngàn ha, sản lượng 100 ngàn tấn. Đây là định hướng quan trọng làm cơ sở đẩy mạnh phát triển, nâng cao vai trò cây ngô trong sản xuất lương thực, tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp.