Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

EMS Tiếp Tục Gây Thiệt Hại Cho Tôm Nuôi Toàn Cầu

EMS Tiếp Tục Gây Thiệt Hại Cho Tôm Nuôi Toàn Cầu
Ngày đăng: 12/06/2014

Hai tháng sau khi đưa ra một nghiên cứu về Hội chứng tôm chết sớm (EMS), Chủ tịch Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) George Chamberlain cho biết, EMS tiếp tục gây thiệt hại cho tôm nuôi toàn cầu, tuy nhiên, dịch bệnh đã được kiểm soát tốt hơn nhờ những nỗ lực trong việc nghiên cứu và tìm hiểu đại dịch này.

Trong một bài thuyết trình gần đây cho các thành viên của Ủy ban Tôm thuộc Hiệp hội Thủy sản Mỹ, Chamberlain cập nhật thực trạng EMS tại các khu vực sản xuất chính và thông qua các khuyến nghị cho các phương pháp quản lý để giảm tác động của EMS.

Chamberlain cho biết tại Trung Quốc, tác động của EMS tới các vùng nuôi khác nhau. Đầu năm 2014 , EMS mới xuất hiện ở phía Đông và Tây Nam Quảng Đông và các tỉnh Quảng Tây, tuy nhiên, EMS đang lan rộng tại khu vực sông Châu và Trạm Giang. Các trại nuôi tôm ở miền bắc Trung Quốc đã phải ngừng thả nuôi.

Mặc dù EMS chưa hoàn toàn được kiểm soát nhưng giá tôm cao khiến diện tích nuôi tôm mở rộng ở Việt Nam.

Thái Lan vẫn chịu ảnh hưởng lớn của EMS. Theo ước tính, sản lượng tôm quý I của nước này chỉ đạt 30.000 tấn so với 100.000 tấn các năm trước. Quý II/2014, thả nuôi tôm của Thái Lan có thể sẽ giảm do nhiệt độ thấp và tỷ lệ tôm chết cao.

Tại Malaysia, sản xuất nói chung vẫn giảm mặc dù giảm tổng thể, mặc dù Agrobest đã nỗ lực khắc phục dịch bệnh và các trại nuôi tôm lớn của công ty này đang hoạt động tốt.

EMS xuất hiện đầu tiên ở Nayarit, trung tâm của Sinaloa, Mexico. Một số trại nuôi mới ở phía nam và trên Vịnh Mexico dường như đã thoát khỏi EMS. Sản lượng tôm của nước này dự kiến đạt 55.000 tấn đến 60.000 tấn.

Hiện nay, Ấn Độ vẫn được coi như chưa có dấu hiệu của EMS do các kết quả kiểm tra dịch bệnh tại nước này không nhất quán và chưa chắc chắn.

GAA đang triển khai hệ thống thông tin trực tuyến để thu thập thêm thông tin về EMS tại các nước bị ảnh hưởng cũng như thực hiện những biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Các làng nghề nuôi rắn loay hoay tháo gỡ đầu ra Các làng nghề nuôi rắn loay hoay tháo gỡ đầu ra

Nhắc đến nghề nuôi rắn hầu như ai cũng nhớ ngay đến Làng nghề nuôi và chế biến rắn Tứ Xã huyện Lâm Thao và Làng nghề nuôi và chế biến rắn Khuôn Dậu xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh, bởi đến nay toàn tỉnh Phú Thọ mới có 2 làng nghề có sản phẩm độc đáo này.

07/07/2015
24 hộ chăn nuôi bò sữa được vay vốn 24 hộ chăn nuôi bò sữa được vay vốn

Ngày 4/7, Hội Nông dân Hà Nội tiến hành giải ngân dự án chăn nuôi bò sữa cho 24 hội viên, nông dân xã Minh Châu, huyện Ba Vì vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân với lãi suất là 0,7%/tháng, thời hạn vay 36 tháng với tổng số tiền là 800 triệu đồng.

07/07/2015
Bắc Giang chống nóng bảo vệ vật nuôi, cây trồng Bắc Giang chống nóng bảo vệ vật nuôi, cây trồng

Trong những ngày gần đây, thời tiết liên tiếp nắng nóng 35 - 40 độ C khiến cho nhiều hộ dân trong tỉnh Bắc Giang phải xoay sở chống nóng để bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi và cây trồng.

07/07/2015
Chuyện đầu ra của những hộ mới chăn nuôi bò sữa Chuyện đầu ra của những hộ mới chăn nuôi bò sữa

Việc phát triển chăn nuôi bò sữa phải được các cơ quan chức năng quản lý, kiểm soát trên cơ sở phát triển có quy hoạch, có kế hoạch gắn với nhu cầu chế biến của các công ty chế biến sữa. Người mới phát triển chăn nuôi bò sữa phải được đào tạo, huấn luyện nhằm sản xuất sản phẩm sữa đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, hiệu quả và bền vững.

07/07/2015
Chuyện làm giàu của tỷ phú lò ấp Chuyện làm giàu của tỷ phú lò ấp

Ở thôn Vân Tiền, xã Quảng Lưu (Quảng Trạch - Quảng Bình) cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Bá (SN 1960) được mọi người nhắc đến như một tấm gương điển hình dám nghĩ, dám làm vươn lên làm giàu trên vùng đất khó. Với mô hình lò ấp trứng gà, mỗi năm ông Bá thu về lợi nhuận từ 400 - 500 triệu đồng...

07/07/2015