Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

EMS Tiếp Tục Gây Thiệt Hại Cho Tôm Nuôi Toàn Cầu

EMS Tiếp Tục Gây Thiệt Hại Cho Tôm Nuôi Toàn Cầu
Ngày đăng: 12/06/2014

Hai tháng sau khi đưa ra một nghiên cứu về Hội chứng tôm chết sớm (EMS), Chủ tịch Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) George Chamberlain cho biết, EMS tiếp tục gây thiệt hại cho tôm nuôi toàn cầu, tuy nhiên, dịch bệnh đã được kiểm soát tốt hơn nhờ những nỗ lực trong việc nghiên cứu và tìm hiểu đại dịch này.

Trong một bài thuyết trình gần đây cho các thành viên của Ủy ban Tôm thuộc Hiệp hội Thủy sản Mỹ, Chamberlain cập nhật thực trạng EMS tại các khu vực sản xuất chính và thông qua các khuyến nghị cho các phương pháp quản lý để giảm tác động của EMS.

Chamberlain cho biết tại Trung Quốc, tác động của EMS tới các vùng nuôi khác nhau. Đầu năm 2014 , EMS mới xuất hiện ở phía Đông và Tây Nam Quảng Đông và các tỉnh Quảng Tây, tuy nhiên, EMS đang lan rộng tại khu vực sông Châu và Trạm Giang. Các trại nuôi tôm ở miền bắc Trung Quốc đã phải ngừng thả nuôi.

Mặc dù EMS chưa hoàn toàn được kiểm soát nhưng giá tôm cao khiến diện tích nuôi tôm mở rộng ở Việt Nam.

Thái Lan vẫn chịu ảnh hưởng lớn của EMS. Theo ước tính, sản lượng tôm quý I của nước này chỉ đạt 30.000 tấn so với 100.000 tấn các năm trước. Quý II/2014, thả nuôi tôm của Thái Lan có thể sẽ giảm do nhiệt độ thấp và tỷ lệ tôm chết cao.

Tại Malaysia, sản xuất nói chung vẫn giảm mặc dù giảm tổng thể, mặc dù Agrobest đã nỗ lực khắc phục dịch bệnh và các trại nuôi tôm lớn của công ty này đang hoạt động tốt.

EMS xuất hiện đầu tiên ở Nayarit, trung tâm của Sinaloa, Mexico. Một số trại nuôi mới ở phía nam và trên Vịnh Mexico dường như đã thoát khỏi EMS. Sản lượng tôm của nước này dự kiến đạt 55.000 tấn đến 60.000 tấn.

Hiện nay, Ấn Độ vẫn được coi như chưa có dấu hiệu của EMS do các kết quả kiểm tra dịch bệnh tại nước này không nhất quán và chưa chắc chắn.

GAA đang triển khai hệ thống thông tin trực tuyến để thu thập thêm thông tin về EMS tại các nước bị ảnh hưởng cũng như thực hiện những biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Dịch Cúm Gia Cầm Xuất Hiện Trở Lại Dịch Cúm Gia Cầm Xuất Hiện Trở Lại

Cụ thể, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 2 hộ thuộc thôn Giếng Êm, xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn với tổng đàn gồm 700 con vịt, 475 con gà. Ngay sau khi phát hiện ổ dịch, Chi cục Thú y tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo địa phương thực hiện tiêu hủy đàn gia cầm mắc bệnh, vệ sinh, tiêu độc khử trùng xung quanh ổ dịch. Như vậy, tính đến ngày 14/10, cả nước còn tỉnh Hòa Bình có dịch cúm gia cầm, tỉnh Quảng Nam có dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày.

17/10/2013
Khó Khăn Trong Khôi Phục Và Tái Sản Xuất Thủy Sản Khó Khăn Trong Khôi Phục Và Tái Sản Xuất Thủy Sản

Bão số 10 đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Bình, riêng đối với lĩnh vực thủy sản hầu hết diện tích nuôi trồng đều bị ngập, trong đó có nhiều hộ bị mất trắng.

18/10/2013
Hội Nghị Liên Kết Giữa Doanh Nghiệp Sản Xuất Giống Với Người Nuôi Tôm Hội Nghị Liên Kết Giữa Doanh Nghiệp Sản Xuất Giống Với Người Nuôi Tôm

Sau thời gian triển khai các phần việc, phương án trong các chuỗi liên kết, sáng 15/10, Sở NN&PTNT Cà Mau tiến hành hội nghị "Liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất giống với người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau".

18/10/2013
Tạo Thế Và Lực Cho Cây Ăn Trái Tạo Thế Và Lực Cho Cây Ăn Trái

Theo thống kê của Sở nông nghiệp - PTNT Đắk Nông thì tính đến nay, toàn tỉnh có trên 1.700 ha cây ăn trái, tăng 500 ha so với năm 2005. Tính riêng năm 2012, sản lượng đạt trên 11.280 tấn, tăng trên 5.500 tấn so với năm 2005.

18/10/2013
Thu Hoạch Tôm Công Nghiệp Thu Hoạch Tôm Công Nghiệp

Đến thời điểm này, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) có trên 280 ha ao đầm nuôi tôm công nghiệp, với hơn 570 hộ thực hiện. Hiện nay, nhiều hộ dân đang bắt tay vào thu hoạch, năng suất bình quân 5 tấn/ha. Hiện giá tôm sú và tôm thẻ ở mức cao, hầu hết bà con đều có lợi nhuận khá.

19/10/2013